Đội đặc nhiệm SEAL của Mỹ phàn nàn vì thiếu vũ khí

Minh Anh Thứ tư, ngày 09/03/2016 06:30 AM (GMT+7)
Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt hải quân Mỹ (SEAL), một trong những đơn vị chiến đấu tinh nhuệ nhất của Mỹ và chuyên được giao nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ tuyệt mật trên thế giới, lại đang rơi vào tình trạng thiếu súng trường trầm trọng.
Bình luận 0

Theo hãng tin AP, các lính đặc công SEAL đang phải chia sẻ súng với nhau vì sự thiếu hụt trầm trọng của loại vũ khí này.

Nghị sĩ hạ viện Mỹ Duncan Hunter cho biết, ông đã được liên lạc bởi một số lính SEAL để phàn nàn về vấn đề này.  

"Họ muốn những khẩu súng trường để sử dụng. Đó là đường sống của họ. Vì vậy, hãy đảm bảo họ có súng ngay cả khi đứng trước bàn phân công việc ở Lầu Năm Góc”, ông Hunter nhấn mạnh.

Một vài thành viên khác của SEAL cũng phàn nàn về việc thiếu đạn dược trong suốt quá trình tập trận.

img

Đặc nhiệm SEAL của Mỹ là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất hiện nay

Nguyên nhân của sự thiếu thốn này chưa được làm rõ, tuy nhiên, súng trường là loại vũ khí cơ bản và có giá thành rẻ nhất hiện nay. Một khẩu súng M-4 đang được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ chỉ có giá chưa đến 1.000 USD.

Vào tháng trước, nghị sĩ Duncan đã gửi một bức thư tới lãnh đạo Bộ Chỉ huy Chiến tranh đặc biệt hải quân Mỹ, ông Brian Losey, để chỉ ra rằng, ngân sách của lực lượng SEAL đã có mức tăng 11 triệu USD trong năm 2014 – 2015 nhưng lại không đủ để chi trả toàn bộ chi phí huấn luyện, trang bị và hỗ trợ cần thiết.

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự thiếu hụt này có thể là do quy mô của lực lượng đặc nhiệm đã tăng lên, nhưng các tướng quân lãnh đạo lại không thể tính toán chính xác được mức tăng ngân sách cần thiết cho sự mở rộng này.

Theo Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của Mỹ, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát lực lượng SEAL, Quân đội Green Berets và Rangers, và Bộ chỉ huy tác chiến lực lượng không quân, trong một thập kỷ qua, số binh lính đặc nhiệm đã tăng từ 33.600 lên 56.000, trong đó, quân số của SEAL là 2.710 người.

Sự thiếu hụt vũ khí không chỉ ảnh hưởng đến SEAL, mà còn cản trở các lực lượng đặc nhiệm trong việc duy trì lợi thế về vũ khí công nghệ cao. Một bộ máy quan liệu chậm chạp đồng nghĩa với việc một đề xuất mới có thể mất tới 4 năm để được phê duyệt. Trong thời gian đó, những loại thiết bị và công nghệ mới lại liên tục xuất hiện.

Tướng quân đội Joseph Votel, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Mỹ đã cam kết với nghị sĩ Hunter rằng, ông sẽ điều tra vấn đề này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem