“Ông Võ Văn Kiệt khi còn là Bí thư Thành ủy TP.HCM, trong một lần đứng ở quận 1 nhìn qua Thủ Thiêm (quận 2) ông ấy nói, tương lai Thủ Thiêm phải phát triển như khu phố Đông của Thượng Hải. Nay việc Bí thư Thăng lấy Thượng Hải làm hình mẫu có thể từ thực tế ông ấy đã đi hoặc ông ấy tiếp nối từ câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Dù câu nói của ông Thăng xuất phát từ đâu đi chăng nữa nhưng nó chứa đựng đầy hoài bão, khát vọng”- ông Lâm nhận xét.
Ông Lê Kế Lâm. Ảnh: H.P
Tuy nhiên việc làm thế nào để TP.HCM phát triển thành đặc khu kinh tế như Thượng Hải và lấy lại vị trí số 1 khiến vị Chuẩn Đô đốc suy tư hơn cả. Ông Lâm cho rằng đã có nhiều chuyên gia góp ý cho thành phố về nhiều lĩnh vực khác nhau nên ông chỉ đề cập đến việc lựa chọn, tổ chức lại mô hình chính quyền.
“Tôi thấy mô hình chính quyền TP.HCM đang 3 cấp, rất cồng kềnh. Nếu được thì lãnh đạo thành phố cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ những thành phố phát triển trên thế giới. Từ đó lựa chọn mô hình phù hợp mình từng bước làm, tinh giản biên chế, bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả thì kinh tế, xã hội sẽ phát triển.
Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được cải tạo khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hứa Phương
Tôi lấy ví dụ ở Tokyo (Nhật Bản) trước đây chính quyền cũng 3 cấp nhưng rồi họ chuyển xuống 2 cấp để hoạt động hiệu quả hơn. Họ đã phải mất 10 năm để chuyển mô hình. Đây là mô hình bỏ được cấp trung gian là quận huyện, có khả năng giảm được 1/3 số nhân sự biên chế. Tương tự số xã, phường nhập lại lớn hơn, số lượng người quản lý điều hành sẽ giảm, áp dụng chính phủ điện tử trong điều hành sẽ thuận tiện hơn, giảm được chi phí hạ tầng và công việc sẽ trôi chảy hơn.
Nói như vậy để thấy rằng mô hình bộ máy chính quyền ở thành phố và ở đặc khu phải gọn nhẹ cởi mở, hoạt động theo tư duy phục vụ chứ không phải tư duy quản lý. Việc lựa chọn, tổ chức mô hình bộ máy chính quyền rất quan trọng, đóng vai trò quyết định việc phát triển của thành phố”- ông Lâm nêu.
Ngoài ra, ông Lâm cũng cho rằng TP.HCM là thành phố lớn nên tổ chức theo mô hình đặc khu kinh tế trong thành phố. “Tôi đọc một số tài liệu thì thấy khu thương mại tự do Thượng Hải có 28,78km2 còn TP.HCM rộng hơn 2.000km2, nếu tổ chức trên phạm vi toàn thành phố thì rộng quá. Chúng ta nên nghiên cứu xem quận nào, huyện nào phát triển theo mô hình đặc khu thì mình phải có cơ chế riêng, có đề án cho nó phát triển”- ông Lâm bày tỏ mong muốn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.