Dồn điền đổi thửa: Nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ

Nam Tùng Sơn Thứ năm, ngày 16/07/2015 14:50 PM (GMT+7)
Thời gian qua, do cách triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) của một số địa phương còn tồn tại nhiều sai sót, bất cập dẫn tới nhiều nút thắt vẫn chưa được tháo gỡ.
Bình luận 0

img

Do bức xúc về DĐĐT, gần 1.000 mẫu ruộng thôn Yên Nội (Hà Nội) đã bị bỏ hoang. Ảnh: N.T.S

Xin điểm lại một số vụ “điển hình” đã được báo phản ánh.300ha đất bị bỏ hoang 2 vụ: Bước sang vụ mùa thứ hai, gần 300ha đất canh tác lúa bị bà con xã viên xã Dương Quang (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) bỏ hoang không trồng cấy để phản đối chính quyền địa phương bán đất ruộng trái phép nhân chủ trương DĐĐT.

Sự việc xảy ra từ vụ xuân năm nay khi người dân cho rằng, lãnh đạo thôn thiếu dân chủ, công bằng trong việc triển khai DĐĐT. Cưỡng chế bắt dân DĐĐT: Sự việc xảy ra tại thời điểm tháng 3.2014 ở thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội).

Không đồng tình với việc làm của thôn, xã khi ưu tiên các thửa ruộng đẹp cho người thân, đẩy dân nhận ruộng xấu, nhiều hộ dân ở đây đã không chấp nhận bốc phiếu chia ruộng. Để đạt được “thành tích”, xã và thôn đã huy động cả công an xuống “ép” người dân phải DĐĐT dẫn tới xô xát giữa người dân và lực lượng chức năng.Lợi dụng DĐĐT để phân chia bán nền: Sự việc xảy ra tại thôn Cẩm Trung, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa, Bắc Giang).

Khi thực hiện DĐĐT năm 2014 lãnh đạo thôn này đã tự ý cắt ruộng của người dân để bán đất thổ cư cho các hộ khác, dẫn đến nhiều đất thổ cư “đè” lên đất lúa. Sự việc mâu thuẫn tới mức, lãnh đạo thôn đã ngăn cản, thậm chí xuống ruộng nhổ lúa của dân.Bỏ hoang ruộng sau DĐĐT: Năm 2007, xã Tân Ước (Thanh Oai, Hà Nội) tiến hành DĐĐT, theo đó đa số chỉ còn lại 2 thửa/hộ. Năm 2012, xã tiếp tục DĐĐT nhưng lại đảo lộn ruộng thôn này cho thôn kia, tự ý cho người dân đào múc ruộng làm trang trại... khiến bà con bức xúc bỏ không ruộng.

Vì những bất cập trên nên 2 vụ qua, người dân thôn Tri Lễ, Ước Lễ đã không nhận ruộng và bỏ hoang hàng chục ha. Ông Nguyễn Trọng Hùng – Bí thư thôn Tri Lễ xác nhận: “Vụ xuân 2015 vừa rồi, người dân bỏ ruộng nhiều quá, đoàn thể phải nhận cấy tính ra lỗ hơn 3 triệu đồng”. Sau đó, xã đã phải chuyển ruộng về lại vị trí cũ cho dân.

Ruộng thành bãi chăn bò: Tháng 2.2014, người dân thôn Cổ Giang (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) đã phải bỏ hoang hàng chục ha đất nông nghiệp vì DĐĐT chưa xong. Nguyên nhân là do người dân Cổ Giang cho rằng, khu đất tổ giống vẫn là đất ruộng nhà nước giao theo Nghị định 64. Vì vậy, khi tiến hành quy hoạch diện tích, chính quyền địa phương phải đưa khu đất tổ giống vào diện tích quy hoạch DĐĐT để chia lại.   

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem