Đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để thực hiện “tổng tấn công”

Lương Kết (thực hiện) Thứ ba, ngày 08/06/2021 12:12 PM (GMT+7)
Theo Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Quỹ vắc xin phòng Covid-19, cũng như chống dịch là việc làm lâu dài, việc có quỹ vắc xin với sự chung tay góp sức của toàn dân sẽ giúp chúng ta chủ động để thực hiện “tổng tấn công”.
Bình luận 0

Xung quanh kêu gọi toàn dân ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19, PV Dân Việt có trao đổi với Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, hiện ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài.

Đóng góp Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 để thực hiện “tổng tấn công” - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao chứng nhận, hoa cảm ơn bác Nguyễn Mạnh Tường, 82 tuổi, cán bộ hưu trí ngành đường sắt đã đóng góp cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19 (ảnh VGP).

Thưa ông, Quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid -19 với sự chung tay của toàn dân để lo cho dân có lẽ đến nay mới có ở Việt Nam và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam?

- Đây là lần đầu tiên có chủ trương Nhà nước đứng ra miễn phí tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn dân, trong khi ngân sách Nhà nước có hạn. Chúng ta theo truyền thống dân tộc những lúc khó khăn, toàn dân chung tay cùng với Nhà nước. Thực ra hình thức này cho đến nay có lẽ chỉ ở Việt Nam và cũng thể hiện đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Quỹ vắc xin phòng dịch Covid -19 với sự chung tay của toàn dân khi lớn mạnh sẽ giúp chúng ta chủ động rất nhiều, thưa ông?

- Quỹ vắc xin phòng Covid-19 là chủ trương và việc làm rất tốt. Thời gian qua chúng ta chống dịch Covid-19 ở giai đoạn đầu chủ yếu là phòng ngự, ngăn chặn, cầm cự để có thời gian đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn.

Rõ ràng nếu dịch chỉ ở mức độ như 3 đợt đầu thì chúng ta có thể cầm cự được, với đợt dịch Covid-19 thứ tư đã vào cả những khu công nghiệp, nếu vẫn kiểu cầm cự thì rất khó. Chính vì thế như Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, chúng ta phải chuyển sang tổng tiến công.

Theo tôi hiểu có thể giai đoạn đầu chúng ta thực hiện việc cầm cự để có thời gian vừa tìm nguồn vắc xin, vừa tự sản xuất, nhưng trước diễn biến phức tạp của đại dịch chúng ta chờ như vậy rủi ro sẽ nhiều. Việc dựa vào tổ chức Y tế thế giới, họ có những quỹ, có những biện pháp hỗ trợ chúng ta nhưng phải theo tiêu chí. Nước ta được đánh giá khống chế dịch Covid-19 tốt nên không phải là quốc gia được ưu tiên.

Đóng góp Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 để thực hiện “tổng tấn công” - Ảnh 2.

Đại sứ Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (ảnh IT).

Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 chính là cơ sở để chúng ta bước vào giai đoạn "tổng tấn công" trước đại dịch, ông nghĩ sao?

- Đúng vậy, Nhà nước làm gì cũng cần có hưởng ứng của toàn dân. Ngay từ đầu Đảng và Nhà nước đã kêu gọi toàn dân chống dịch. Chúng ta đề ra những biện pháp như 5K, giãn cách xã hội khi cần thiết, những biện pháp đó là ở giai đoạn phòng ngự thì cũng cần hưởng ứng của người dân, nay chuyển sang giai đoạn tổng tấn công cũng phải có dân, được nhân dân hưởng ứng.

Nhìn chung người dân rất hào hứng ủng hộ các giải pháp của Chính phủ đưa ra, nhiệt tình đóng góp theo khả năng của mình cho Quỹ vắc xin. Ai cũng hiểu để giữ được an toàn cho mình cho cộng đồng thì phải có sự chung tay. Mỗi cá nhân thực sự an toàn nếu mọi người xung quanh cũng an toàn, cũng như đất nước chúng ta an toàn khi các nước xung quanh an toàn.

Đóng góp Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 để thực hiện “tổng tấn công” - Ảnh 3.

Các doanh nghiệp đi đầu trong đóng góp ủng hộ Quỹ phòngCovid-19, trong ảnh Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ủng hộ 450 tỷ đồng tại Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Việc liên quan đến vắc xin phòng Covid-19, cũng như chống dịch là việc làm lâu dài, việc có quỹ vắc xin với sự chung tay góp sức của toàn dân sẽ giúp chúng ta chủ động.

Vừa qua Nhà nước ta đã đàm phán để mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga, cộng với việc tự sản xuất, nếu như đợt tới làm tốt thử nghiệm lần cuối và sản xuất được, chúng ta sẽ có thêm nguồn vắc xin. Cùng với đó là nguồn vắc xin các hãng trên thế giới đã cam kết chuyển cho chúng ta, như vậy sẽ đảm bảo tốt nguồn vắc xin để có thể tiêm phòng cho toàn dân trong thời gian tới.

Quỹ vắc xin phòng Covid-19 cũng sẽ nhận được sự chung tay của cả bà con đang sinh sống ở nước ngoài, thưa ông?

- Chúng tôi thấy trong dịch Covid-19, người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài đều hỗ trợ lẫn nhau. Những lúc bà con sống ở nước ngoài có khó khăn, Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã có vài đợt gửi khẩu trang. Không phải họ nghèo nhưng lúc cấp bách, khan hiếm nên sự ủng hộ từ trong nước gửi ra rất kịp thời. Bà con sinh sống ở ngoài cũng vậy, sẵn sàng chia sẻ với trong nước. Lúc này, việc đóng góp của Quỹ vắc xin ở trong nước là chính, bởi dân số của chúng ta gần 100 triệu người, bên cạnh đó nếu có sự ủng hộ của bà con người Việt ở nước ngoài sẽ như "liều vắc xin" về tình cảm thể hiện sự hữu ái, tương thân, góp phần khích lệ cho phong trào trong nước chung tay chống dịch.

Xin cảm ơn ông (!).

CÁC HÌNH THỨC ĐÓNG GÓP CHO QUỸ VẮC XIN:

Ban Quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19, Bộ Tài chính thông báo đến các tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin tài khoản, địa chỉ tiếp nhận và đầu mối liên hệ ủng hộ cho Quỹ.

1. Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước

a) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

b) Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank)

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868(EUR).

c) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19;

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR);

d) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19;

- Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR).

2. Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài

a) HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 686868(VND); 686868 (USD) và 686868 (EUR).

- Beneficiary Bank: HOCHIMINH City Development Joint Stock Commercial Bank

- Swift code: HDBCVNVX

b) Joint Stock Commercial Bank for investment and Development of Vietnam

- Account name: Fund for vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019;

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR);

- Beneficiary bank: Bank for investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch – 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam;

- Swift code: BIDVVNVX.

c) Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam

- Account name: Fund for vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

- Beneficiary Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Operation center Branch.

- Swift code: BFTVVNVX001.

3. Địa chỉ tiếp nhận ủng hộ và thông tin liên hệ

- Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính; số 32 Phố Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

- Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin về ủng hộ tài trợ Quỹ vaccine phòng COVID-19: 0913548318; 0902235722; 0904247674; 0912488438.

- Địa chỉ email: quyvacxincovid19@vst.gov.vn

Sau khi chuyển tiền, các nhà tài trợ xác nhận với Quỹ qua đường dây nóng hoặc thông báo trên nhóm để cập nhật vào danh sách toàn quốc.

4. Qua hình thức nhắn tin theo cú pháp:

Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem