Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) hằng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua. Nhiều gia làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời.
Lễ vật cúng Táo quân gồm có ba bộ mã, hai bộ tượng trưng cho Táo ông và một bộ tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác như hương, hoa, oản, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị đẩy đủ.
Ghi nhận của phóng viên sáng ngày 1.2, tại khu phố Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Chiếu, Hàng Đường… nhiều người dân làm lễ cúng trước thời điểm 12h trưa để ông Táo kịp về báo cáo với Ngọc Hoàng.
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:
Nhiều người dân đến phố Hàng Mã (Hà Nội) mua lễ vật, vàng mã về cúng ông Công, ông Táo
Lễ vật cúng Táo quân gồm có ba bộ mã, hai bộ tượng trưng cho Táo ông và một bộ tượng trưng cho Táo bà.
Người dân ở phố Hàng Đào đốt vàng mã trong ngày ông Công, ông Táo
Bà Nguyễn Thị Thơm (63 tuổi) ở phố Hàng Ngang đang đốt vàng mã ngày ông Công, ông Táo. Bà Hương cho biết, ngoài lễ vật cúng ông Táo gồm mũ, giầy, tiền vàng, gia đình bà còn mua thêm vàng thỏi về cúng với hy vọng các vị thần sẽ đem may mắn cho cả gia đình trong năm mới.
Tiền vàng và mũ được đốt cho ông Công, ông Táo
Nhiều người đốt cả vàng thỏi với mong muốn may mắn sẽ đến trong cả năm.
Người dân đốt cả đô la
Thay vì thả cá chép sống ra sông hồ, nhiều người chọn cách mua cá chép bằng vàng mã đốt trong ngày cúng ông Công, ôngTáo
Lê Thu Huyền ở phố Hàng Ngang đang đốt mũ cúng ông Công, ông Táo
Người dân mua rất nhiều vàng thỏi đốt trong ngày ông Công, ông Táo
Vui lòng nhập nội dung bình luận.