Công nghệ điện thoại di động (ĐTDĐ) đã tiến một bước dài kể từ khi cuộc gọi ĐTDĐ đầu tiên được nhân viên Motorola Martin Cooper thực hiện cách đây 40 năm (ngày 3.4.1973) tại New York (Mỹ) bằng chiếc điện thoại di động Motorola DynaTAC, một "cục gạch"nếu so về kích cỡ lẫn trọng lượng.
|
MotorolaDynaTACcó mức giáđến 4.000 USD vào thờiđiểm bán ra thị trường năm 1973. Martin Cooper (phải) cùngđồng sự tại MotorolaJohn Mitchellvới MotorolaDynaTAC trên tay - Ảnh: Wall Street Journal |
Martin Cooper đã nhận được giải thưởng danh giá Marconi Prize trị giá 100.000 USD trong tuần qua về những đóng góp của mình cho ngành công nghiệp điện thoại di động. Ông cùng cácđồng sự tại Motorola đã cải tiến chiếc ĐTDĐ đầu tiên vốn chỉ được thiết kế tích hợp vào xe ôtô, sang dạng thiết bị cầm tay và Motorola DynaTAC ra đời.
Ông Cooper năm nay84 tuổi,tiếp tục đầu tư vào công ty khởi nghiệp về "ăng-ten" hiện đại, giúp tăng tốc độthu sóng mạng.
Trước đó, giải thưởng Marconi Prize đã được trao tặng cho hai đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin,ngàiTim Berners-Lee (sáng lập mạng toàn cầu WWW),cùng Paul Baran, Vint Cerf, Robert Kahnvà Leonard Kleinrock (những người góp phần cách tân mạng Internet).
Motorola Dyna TAC cao xấp xỉ 10-inch, gồm 30 bo mạch điện tử, có thời gian đàm thoại 35 phút nhưng tốn đến 10 tiếng để sạc. Bạn hãy nghĩ về viễn cảnh thực tế khi cầm chiếc điện thoại di động nặng hơn 1kg và buộc phải nói nhanh trong 20 phút trước khi nó hết pin.
Bốn thập kỷ trôi qua, thế giới viễn thông thu được lợi nhuận thường niên đạt 1.200 tỉ USD và tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng dựa trên nhiều chọn lựa về thiết bị, giá thành giảm và hàng loạt công nghệ cao cấp tích hợp. Điện thoại di động phổ thông cũng có thể chụp ảnh, nghe nhạc, chơi game, gửi email, tải bản đồ, xem video clip bên cạnh các chức năng gọi thoại và nhắn tin.
Theo tiến sĩ Mike Short từ viện Kỹ thuật và Công nghệ Hoa Kỳ, hai giai đoạn phát triển đáng chú ý nhất trong công nghệ điện thoại di động là sự phổ biến rộng rãi, sẵn sàngcủa các thiết bị, và khả năng của chúng để truy cập Internet.
"Trong những ngày đầu tiên, người tiêu dùng không có lựa chọn. Nó (ĐTDĐ) được tạo ra cho doanh nhân là đàn ông trong những bộ vest", Mike Short hồi tưởng. "Tốc độ phát triển, thay đổi đã được đẩy nhanh trong giai đoạn từ 15-18 năm trở lại đây".
"Tương lai sẽ còn nhiều thay đổi. Những chiếc ĐTDĐ ngày đầu chỉ phục vụ gọi thoại, ngày nay, chúng đã hướng đến dữ liệu nhiều hơn".
Hiện tại, ĐTDĐ đã có thể thực hiện cuộc gọi qua các kênh dữ liệu, nhưng trong tương lai gần, chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên tầm cao hơn với các dịch vụ dữ liệu như video: thực hiện cuộc gọi video-đến-video, nhiều kênh video có thể tải về trên ĐTDĐ, bắt kịpngành công nghiệp truyền hình.
Điện thoại di động đã và sẽ có và có thể thực hiện các hoạt động phức tạp của máy tính cá nhân (PC). Công nghệ hiện đại sẽ nằm gọn trong bàn tay người dùng.
Giá thành và trọng lượng của ĐTDĐ ngày càng giảm nhưng chức năng lại tăng thêm nhiều hơn, dung lượng lưu trữ và bộ nhớ, khả năng xử lý tiếp tục tăng mạnh. Chúng sẽ có thể truy xuất đến Internet với tốc độ cao hơn nhiều so với hiện tại. Ngoài ra, ĐTDĐ sẽ có thể kết nối được với nhiều máy móc điện tử hơn thông qua công nghệ mạng không dây di động.
Một số ảnh mô tả sự phát triển của công nghệ điện thoại di động trong 40 năm qua - Nguồn: Telegraph:
|
Điện thoại di động thương mại đầu tiên trên thế giới, MotorolaDynaTAC ra mắt thị trường vào năm 1973 |
|
Motorola StarTAC ra mắt năm 1996, ĐTDĐ nắp gập đầu tiên |
|
Nokia 3210 ra mắt năm 1999, bán được 160 triệu chiếc |
|
Motorola Razr nắp lật, ra mắt năm 2003, gặt hái được thành công cho Motorola trước Nokia |
|
Research In Motion (RIM, tên gọi cũ của công ty BlackBerry), giới thiệu các dòng ĐTDĐ BlackBerry với ưu điểm nổi trội là các bàn phím QWERTY vật lý trong thiết kế |
|
Năm 2007, thị trường smartphone đón nhận phát súng khơi mào từ Steve Jobs với thế hệ iPhone đầu tiên |
|
Thế hệ thứ hai iPhone 3G tiếptục hâm nóng thị trường vào năm 2008 |
|
Samsung tung ra Galaxy S3 vào tháng 5-2012, nhận được nhiều phản hồi tích cực, tiếp tục đối đầu mạnh mẽ với Apple trên thị trường smartphone |
|
Công ty Black Berry (tên cũ là RIM) đặt kỳ vọng vào nền tảng hệ điều hành BB10 với hai đại diện smartphone BlackBerry Z10 và Q10 |
Theo Tuổi trẻ
Vui lòng nhập nội dung bình luận.