-
Lũy kế đến thời điểm 31/12/2018, vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất âm 1.259,7 tỷ đồng, đơn vị không bảo toàn được vốn đầu tư của chủ sở hữu. Riêng năm 2018, doanh nghiệp lỗ 29,95 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lỗ tăng thêm 139%.
-
Những tranh chấp pháp lý và việc thoái vốn Nhà nước khỏi Tổng Công ty Thép Việt Nam, chủ dự án gang thép Thái Nguyên, giai đoạn 2 vẫn sẽ là bài toán khó, khiến Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phải đau đầu. Đặc biệt khi thời hạn giải quyết tồn đọng của 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương vào năm 2020 đã tới rất gần.
-
Trả lời về tình trạng của 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), trong quá trình đầu tư có sai về địa điểm, sai về các phương án kinh doanh nên dự án này kinh doanh không có hiệu quả và sẽ phải xem xét tổ chức phá sản.
-
19 Tập đoàn, Tổng công ty lớn của khối kinh tế Nhà nước, trong đó, không ít “quả đấm thép” tiêu biểu như PVN, Vinachem, MobiFone... đã và đang được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu ủy ban) quản lý chỉ với mục tiêu “giám sát khối vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
-
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
-
Nói về Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX), thứ trưởng bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, cho biết tưởng chừng phải bán sắt vụn nhưng nay đã có sức sống khi vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20.4.2018.
-
Nợ phải trả của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) tính tới cuối năm 2017 là hơn 38.000 tỷ đồng trong đó nợ vay và nợ thuê tài chính là hơn 28.800 tỷ đồng, nợ vay lớn dẫn đến áp lực trả lãi lớn. Song Vinachem vẫn rót thêm hàng trăm tỷ đồng cho dự án Đạm Ninh Bình hiện vẫn đang nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hoạt động kinh doanh của dự án nhà máy thép Việt-Trung mang về số lãi thấp nhưng quan trọng là nếu ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, thép Việt-Trung sẽ được các bạn hàng, ngân hàng nhìn nhận như một đối tác bình thường, cơ hội tiếp cận vốn tốt hơn, được bình đẳng như những doanh nghiệp bình thường khác.
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ, 6 dự án đã dừng sản xuất hoặc sản xuất - kinh doanh. Song sau đó trong 6 dự án này, có 2 dự án đã khôi phục lại hoạt động, bắt đầu có lãi. Trong đó, dự án Nhà máy thép Việt-Trung trong một thời gian ngắn nữa có thể xin phép Quốc hội đưa ra khỏi nhóm 12 dự án này.
-
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về việc xử lý đối với 5 dự án phải đắp chiếu có nguy cơ làm thua lỗ hàng nghìn tỷ do Bộ Công Thương quản lý, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định như trên.