Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, từng đạt 950/990 điểm TOEIC. Gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, luyện thi Tiếng Anh, thầy có nhiều học sinh theo học và đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong các kỳ thi chuyển cấp vào 10, thi tốt nghiệp THPT.
Trao đổi với PV báo Dân Việt về dự đoán điểm chuẩn khối D các trường đại học năm 2024 theo ngành, thầy Trung Nguyên, tư vấn cho thí sinh: "Như vậy kỳ thi tốt nghiệp THPT đã qua, giờ là lúc các bạn học sinh cần có những tính toán và chuẩn bị cho những chặng đường tiếp theo của mình, đặc biệt là tìm hiểu kỹ các thông tin cũng như các phỏng đoán để có thể đặt nguyện vọng vào Đại Học một cách chính xác nhất.
Nhìn chung, các môn thi trong tổ hợp xét tuyển các khối A, B, C và D đều được đánh giá có độ khó nhỉnh hơn so với các năm trước và "mưa" điểm giỏi (điểm 9 – 10) sẽ không có. Xét riêng với khối D (với ba môn xét là Toán, Văn, Anh), dựa theo độ khó của đề thi năm nay, phổ điểm sẽ có khả năng thấp hơn so với năm 2023. Phổ điểm khối D sẽ khoảng từ 17 tới 18 điểm.
Tuy nhiên, việc các trường đại học dành nhiều chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển đại học khác (như xét học bạ kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hay xét tuyển dựa theo kết quả Đánh giá năng lực) dẫn tới số lượng chỉ tiêu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ giảm đáng kể. Và kết quả là điểm chuẩn của các ngành có thể giữ nguyên hoặc thậm chí tăng nhẹ so với các năm trước.
Việc sử dụng tổ hợp các môn khối D sẽ giúp cho học sinh có nhiều lựa chọn trường đại học cũng như ngành học để xét tuyển như: Nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành ngôn ngữ, nhóm ngành công nghệ - xây dựng, nhóm ngành luật, nhóm ngành báo chí – truyền thông – marketing, nhóm ngành du lịch và đặc biệt là nhóm ngành kinh tế.
Đầu tiên, khi nhắc tới khối D, chúng ta sẽ thấy nhóm ngành ngôn ngữ luôn là lựa chọn hàng đầu. Trong đó ngành ngôn ngữ thiên về nghiên cứu ở các trường chuyên ngữ như Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ và Học viện Ngoại giao sẽ luôn có sự cạnh tranh cao nhất, điểm chuẩn sẽ có thể không thấp hơn 36 điểm (điểm ngoại ngữ nhân 2). Điểm chuẩn của các ngành ngôn ngữ Anh của các trường không chuyên như Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng… chắc chắn cũng không giảm so với năm 2023.
Với nhóm ngành sư phạm, ngành sư phạm ngoại ngữ (như sư phạm tiếng Anh, sư phạm tiếng Trung) của Trường Đại học Sư phạm chắc chắn luôn là ưu tiên hàng đầu, và sự cạnh tranh trong việc đỗ vào ngành này cũng không hề kém "hot". Vì vậy, điểm chuẩn của ngành sư phạm tiếng Anh của Trường Đại học Sư phạm năm nay có thể sẽ không thấp hơn 26,5 điểm.
Với các nhóm ngành kinh tế, ngành nóng nhất chắc chắn vẫn là ngành Logistics và ngành này cũng xét điểm của tổ hợp khối D. Vì là một ngành rất hot, đặc biệt là ở những trường hàng đầu như Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Hàng hải, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Thương mại. Điểm chuẩn của ngành này sẽ khó có thể thấp hơn điểm chuẩn của năm 2023.
Ngoài ngành Logistics, học sinh có thể lựa chọn nhiều ngành khác như ngành ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, kiểm toán, kế toán cũng sử dụng điểm khối D để xét tuyển. Tuy nhiên, nếu điểm tính toán không cao hơn điểm chuẩn của năm 2023, các em có thể lựa chọn ngành kinh tế của các trường đại học có điểm chuẩn thấp hơn ngoài các trường chuyên về kinh tế như trên.
Với việc các trường đại học, học viện ưu tiên các phương thức xét tuyển khác, chỉ tiêu cho xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT chỉ chiếm từ 30-40% trên tổng chỉ tiêu, việc đỗ vào các trường đại học ngày càng khó khăn hơn với những học sinh chỉ dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Để có thể trúng tuyển vào các trường "top", việc đạt mỗi môn 9 điểm mới có thể "tạm" yên tâm. Nếu điểm mỗi môn không đạt 9 điểm, các em nên tìm kiếm những trường có điểm chuẩn thấp hơn để có cơ hội trúng tuyển cao hơn.
Nếu xu hướng này giữ nguyên vào năm sau, các em học sinh sinh năm 2007 sẽ cần phải bắt kịp xu hướng và tìm những phương thức xét tuyển thêm, song song với sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Việc học chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp với kết quả học bạ sẽ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, ngoài ra các trường cũng ngày càng ưu tiên kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực. Các em cũng cần tìm hiểu ngay từ bây giờ để có chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi trong tương lai của mình".
Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ năm 2023
Điểm chuẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023
Năm 2023, điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp dao động 26,2 - 28,5 điểm.
Ngành Ngôn ngữ Trung, tổ hợp D01 (Văn, Toán, tiếng Anh) lấy điểm chuẩn cao nhất - 28,5 điểm, trung bình thí sinh cần đạt 9,5 điểm một môn mới đỗ.
Ngành Ngôn ngữ Pháp có điểm chuẩn thấp nhất - 26,2 điểm, trung bình 8,7 điểm mỗi môn.
Năm 2022, điểm chuẩn từ điểm thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Ngoại thương dao động từ 27,5 - 28,4 điểm.
Các ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nhật xét tuyển bằng tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) lấy điểm từ 35 - 36,6 trên thang 40, tiếng Anh nhân hệ số hai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.