Du học homestay: May nhờ - Rủi chịu?

Thứ hai, ngày 11/04/2011 15:15 PM (GMT+7)
Nếu may mắn thì các sinh viên được sống cùng các gia đình giàu tình cảm, quan tâm, giúp đỡ và coi sinh viên như người nhà, nhưng cũng có những gia đình tỏ thái độ lạnh nhạt, hờ hững, thậm chí ghét bỏ...
Bình luận 0

Cơ hội học ngôn ngữ...

img

Ở hầu hết các gia đình bản địa, sinh viên “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” như một thành viên trong gia đình và chịu sự quản lí của gia đình. Thông qua việc giao tiếp hàng ngày với các thành viên trong gia đình bằng ngôn ngữ bản địa, việc học ngoại ngữ của sinh viên sẽ tiến bộ nhanh hơn, thành thạo hơn rất nhiều.

Đào Thục Anh, du học sinh Hàn Quốc, khẳng định với mẹ: “Cách tốt nhất để con có thể học được về ngôn ngữ Hàn và cuộc sống Hàn là sống cùng một gia đình người Hàn”. Trước khi đến Hàn Quốc, Thục Anh cũng rất do dự về việc sống cùng một gia đình mà mình không quen biết và không thể giao tiếp với họ. Nhưng bây giờ nhìn lại, sống cùng một gia đình tại Busan, Thục Anh thấy đó thật sự là một quyết định đúng đắn.

Với một gia đình bản địa tốt bụng, cởi mở và có nền tảng tri thức tốt, các thành viên trong gia đình sẽ giúp sinh viên dễ dàng quen với cuộc sống mới. Thậm chí, những người lớn tuổi sẽ quan tâm, khuyên răn, giúp đỡ du học sinh, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn. Họ chỉ cho con bạn những nơi nào không nên đặt chân tới và cách xử sự như thế nào để không mang lại những rắc rối không đáng có.

Một khi được xem như một thành viên thực sự trong gia đình, con bạn sẽ tìm thấy mối quan hệ gắn bó thực sự giữa họ và gia đình bản địa, khiến các em cảm giác như ở nhà, ở quên hương đất nước, không còn cảm giác xa lạ, cô đơn.

Dương Thanh Nga, du học sinh Úc chia sẻ: “…Chủ nhà làm rất nhiều điều khiến cho tôi có cảm giác mình như là thành viên chính thức trong gia đình. Khi tôi đến ở, họ dẫn tôi qua giới thiệu với hàng xóm, cho tôi tham gia tất cả các hoạt động của gia đình, đưa tôi cùng đi xem kịch, xem triển lãm nghệ thuật, hòa nhạc, đăng kí cho tôi tham gia những sự kiện rồi còn tìm giáo viên karate cho tôi nữa…”.

Vào những ngày cuối tuần, Thanh Nga thường đi tham quan cùng gia đình chủ nhà, giúp bác gái làm việc nhà, cố gắng làm bài tập về nhà ở phòng sinh hoạt chung để có thêm cơ hội trò chuyện và cùng nấu ăn với mọi người – Nga tâm sự.

Stress cao độ và cô đơn

Phần lớn du học sinh thường cảm thấy không thoải mái và đầy lo lắng trong thời gian đầu sống ở một môi trường mới, một gia đình xa lạ, một nền văn hóa lạ lẫm và họ phải mất một thời gian để quen với cuộc sống mới. Nếu may mắn thì các sinh viên được sống cùng các gia đình giàu tình cảm, thân thiện, quan tâm, giúp đỡ và coi sinh viên như người nhà, nhưng cũng có những gia đình tỏ thái độ lạnh nhạt, hờ hững, thậm chí ghét bỏ, đối xử rất tệ với sinh viên ở trọ.

Nguyễn Hồng Long, du học sinh Mỹ chia sẻ: “Tôi đã cố gắng rất nhiều để có thể hòa nhập nhưng cuối cùng thì tôi phát ốm, không ăn uống được gì, không giao tiếp được...”.

Còn Lê Thị Ngọc Linh, du học sinh Hà Lan thì cho biết: Tôi ở cùng một gia đình đó có hai cô con gái nhỏ… Tôi ở đó được 4 tháng rồi mà họ vẫn hoàn toàn phớt lờ sự có mặt của tôi trong gia đình. Gia đình đó rất lúng túng khi trao đổi với tôi bằng tiếng Anh, còn những người trong gia đình họ chỉ nói với nhau bằng tiếng Hà Lan và tôi nghe cũng chả hiểu gì. Họ chỉ coi tôi đơn thuần là một người ở trọ. Vào Lễ giáng sinh, thậm chí tôi còn không được tham gia mở những món quà cùng với gia đình họ... Những lúc như thế, thấy nhớ bố mẹ, nhớ Việt Nam đến phát khóc... Đến bây giờ, mỗi lần nghĩ lại khoảng thời gian đó, tớ vẫn thấy nó như một cơn ác mộng…”.

Hoàng Ngọc Anh, du học sinh Hà Lan, thì va-li, túi xách ra đường vào đúng dịp Noel vì “Chủ nhà nói với tôi rằng cô ấy không ưa bề ngoài của tôi, từ cách ăn mặc cho đến bộ tóc, rồi cả thói quen vệ sinh của tôi nữa. Đó đúng là quãng thời gian khủng khiếp”.

Nguyễn Lê Thy, bạn học của Ngọc Anh thì có một sự khởi đầu khá tốt với gia đình chỉ có một người mẹ và một cậu con trai nhỏ. Nhưng đến khi chủ nhà nhận thấy rằng mình chả kiếm được nhiều tiền từ việc cho Thy ở trọ và Thy cũng thẳng thắn trao đổi rằng mình không phải là người giúp việc nhà như chị ta mong đợi... Thế là chủ nhà “chiến tranh lạnh” cho đến khi cô tự chán và bỏ đi...

Đừng quá tin vào những lời quảng bá chỉ toàn màu hồng về cuộc sống với gia đình bản địa. Đời sống tinh thần của các bạn học sinh khi xa nhà, xa quê hương có vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả học tập. Dù là homestay hay là host family thì phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên trước khi quyết định du học phải cân nhắc kỹ và có phương án thay thế khi con mình gặp một gia đình chủ nhà không như ý muốn.

Theo Phụ nữ & Đời sống
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem