Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Lửng lơ 'hội đồng trường'

Hà My Thứ tư, ngày 15/05/2019 06:18 AM (GMT+7)
Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) vừa đưa ra lấy ý kiến đã khiến các nhà đầu tư trường tư thục lo lắng, vì cho rằng luật “đoạt quyền” điều hành nhà trường của nhà đầu tư.
Bình luận 0

Hiểu sai quan điểm

Tại hội thảo "Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục" diễn ra cuối tuần qua, đại diện các trường THPT tư thục đã cùng ký tên vào bản kiến nghị gửi cho bộ trưởng Bộ GDĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trong các ý kiến được nêu tại hội thảo, đáng lưu ý là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie (Hà Nội) về Khoản 3, Điều 56. Theo ông Khang, Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã gần như tước đoạt quyền điều hành nhà trường của các nhà đầu tư. Cụ thể, Khoản 3, Điều 56 yêu cầu các trường tư thục thành lập Hội đồng trường bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

img

  Dạy và học tại một trường tư thục ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. ảnh: LÊ HIẾU

Ông Khang và đại diện nhiều trường tư thục phản đối kịch liệt quy định này. Theo họ, nếu như trong luật xảy ra việc thay đổi Hội đồng quản trị bằng Hội đồng trường thì không ổn, rủi ro đối với các hoạt động của trường là rõ ràng.

Trước ý kiến của đại diện các trường tư thục, ngày 11.5, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội có buổi làm việc với nhiều nhà đầu tư, sáng lập các trường ngoài công lập. Tại buổi làm việc, ban soạn thảo đã giải thích rõ, đối với đối tượng trường tư thục, không nhất thiết phải thành lập Hội đồng trường với đầy đủ các đối tượng như đã nêu trong điều 56 dự thảo, thậm chí có thể không thành lập Hội đồng trường cũng được (?!). Điều khoản này chỉ áp dụng cụ thể đối với các trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, dự thảo luật đã có lỗi chấm, phẩy khiến cho quy định không rõ, gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư!

Về giải thích cho rằng chỉ “sai chính tả”, ông Khang chia sẻ: "Bất cứ ai, kể cả học sinh cấp 2 cũng hiểu rằng ý nghĩa của Điều 56 trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là hai đối tượng trường tư thục và tư thục không vì lợi nhuận đều phải thành lập Hội đồng trường với thành viên trong và ngoài trường là như nhau, có trong quy định này. Người soạn thảo thể hiện rất rõ về mặt quan điểm như vậy chứ không chỉ là sơ suất trong cách hành văn.

Tuy vậy, ông Khang cũng khẳng định rằng việc Ban soạn thảo thay đổi quan điểm sau khi “gặp gỡ” nhà đầu tư, đại diện các trường tư thục là đúng đắn: “Chúng tôi vui  vì quyền sở hữu và quyền điều hành của những người đầu tư thành lập trường đã không còn nguy cơ đe dọa. Nhưng điều khiến chúng tôi ghi nhận đó là thấy cách các nhà xây dựng luật cởi mở, dân chủ, lắng nghe và tiếp thu rất hợp tình, hợp lý”.

Thừa giấy vẽ… voi?

Nói về vai trò của Hội đồng trường trong trường tư thục, ông Khang nhận định việc thành lập một Hội đồng trường 

Hiện nay đội ngũ nhà giáo chưa được quan tâm tương xứng. Vì thế Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi cần nêu rõ về phẩm chất và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí, như cán bộ quản lý phải thế nào, hiệu trưởng nhà trường, các giáo viên… ra sao. Phải làm rõ vị trí, vai trò của từng người từ đó có các yêu cầu tương xứng”.
TS Nguyễn Tùng Lâm 

với quá nhiều các thành phần được quy định, thậm chí có cả nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu là không cần thiết. Bởi ở Điều 58 trong Dự thảo Luật đã quy định về có một tổ chức gọi là Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng thành lập, cách tổ chức và hoạt động do điều lệ nhà trường quy định. Như vậy, Hội đồng trường bản chất cũng chính là Hội đồng tư vấn vì không có quyền sở hữu, không có quyền điều hành trường. Rõ ràng, có sự chồng chéo ở đây, xét về thực tiễn, một hội đồng gồm có cả những thành phần ngoài trường như doanh nhân, nhà giáo dục, cựu học sinh... là bất hợp lý. 

“Đối với cá nhân tôi, quản trị ngôi trường tư thục trong một thời gian rất lâu, tôi sẽ không thành lập Hội đồng trường. Bởi thực tế, mỗi trường tư thục từ cấp 1 trở đi đều có một đội ngũ Ban giám hiệu được tôi tin tưởng “thuê” về thực hiện các hoạt động trong trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của mình" - ông Khang nói.

TS Nguyễn Tùng Lâm -Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã đặt dấu chấm hỏi về việc liệu Luật Giáo dục (sửa đổi) sẽ tháo gỡ khó khăn gì cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục hiện nay? Theo TS Lâm, ở Điều 56, tại mục 1 có đề cập “Hội đồng trường công lập là cơ quan quản trị nhà trường” là chưa phù hợp. Vì công tác quản trị nhà trường trước hết là của Hiệu trưởng và các thành viên trong mỗi nhà trường. Do đó, mục 1 nên điều chỉnh và làm rõ ngay chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường theo hướng “Hội đồng trường của các trường công lập là cơ quan đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan, tham gia giám sát quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, giám sát công tác quản trị của các nhà trường”.

Theo TS Lâm, phần về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường chỉ nên nêu chung, không nên cụ thể cho từng loại trường (với từng loại trường sẽ điều chỉnh cụ thể bằng điều lệ nhà trường). “Tuy vậy, với phần nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường, chúng tôi muốn Luật phải làm rõ ngoài việc được quyền giám sát các hoạt động của nhà trường nói chung thì chủ yếu được quyền giám sát quyền lực của Hiệu trưởng”- ông Lâm nhận định. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem