Từ sau kỳ họp thứ 5 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Thường trực Ban Biên tập đã làm việc nghiêm túc để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 họp phiên thứ 7 vào ngày 10.8 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng để tiếp tục cho ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII vừa qua.
Từ sau kỳ họp thứ 5 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Thường trực Ban Biên tập đã làm việc nghiêm túc để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhấn mạnh, Ủy ban sẽ nỗ lực hoàn thiện, chỉnh lý để có thể trình Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII theo đúng lịch trình đề ra. Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ hoàn thiện, triển khai thực hiện chương trình xây dựng pháp luật thời gian tiếp theo với trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các dự án luật phù hợp với nội dung của Hiến pháp sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội cho biết về cơ bản, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được cho ý kiến, chỉnh lý, bổ sung một cách cụ thể về tất cả các chương, điều, các nội dung. Đến nay còn 2 nhóm vấn đề lớn phải tiếp tục họp bàn, thảo luận thêm là vấn đề về chính quyền địa phương và Hội đồng bảo hiến.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị đối với 2 nội dung này, cần tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia pháp lý để có các ý kiến phân tích xác đáng, chuyên sâu làm cơ sở để xem xét quyết định.
P.V (P.V)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.