Dùng chế phẩm này, đàn tôm khỏe mạnh, con nào con nấy to bự, nông dân thu tiền đều tay
Dùng chế phẩm này, đàn tôm khỏe mạnh, con nào con nấy to bự, nông dân thu tiền đều tay
K.Nguyên
Thứ sáu, ngày 10/12/2021 17:58 PM (GMT+7)
Dùng thảo dược quý để tạo thuốc chữa bệnh cho tôm kết hợp với các chế phẩm vi sinh khác, các nhà khoa học của Công ty Khoa học Việt Đức đã góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập từ nghề nuôi tôm, con tôm khỏe mạnh, lớn nhanh.
Tâm huyết của nữ giám đốc 9X khi áp dụng chế phẩm sinh học nuôi tôm sạch
Dùng chế phẩm sinh học của Công ty Khoa học Việt Đức, 47 ao nuôi tôm công nghệ cao của Công ty Trang Khanh (Bạc Liêu) luôn miễn nhiễm trước nhiều dịch bệnh trên tôm, năng suất tôm đạt đến 8-9 tấn/1.000m2.
Trong khi đó, nhiều nông dân ở Sóc Trăng, Cà Mau nhờ sử dụng chế phẩm sinh học của Việt Đức, năng suất tôm đạt đến 9 tấn/ao đất có diện tích 6.000m2. Áp dụng quy trình nuôi tôm của Công ty Khoa học Việt Đức, nông dân Trà Vinh thu được lứa tôm size 26 con/kg.
Hơn 4 năm qua, đã có nhiều người nuôi tôm ở mọi miền đất nước thành công, một phần nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học.
Chia sẻ về lý do gắn bó với con tôm, chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức cho biết: "Hiện trạng ngành nuôi tôm ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giá tôm nguyên liệu giảm… dẫn đến tỷ lệ thành công rất thấp.
Do đó, để chủ động đối phó với những yếu tố khách quan, bà con nông dân cần lựa chọn hướng đi phù hợp, quy trình nuôi tôm bền vững, độ an toàn cao và tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ thành công.
Để đồng hành cùng người nuôi tôm, Công ty TNHH Khoa Học Việt Đức, chuyên về lĩnh vực thuốc thủy sản tại Việt Nam đã được thành lập.
Đây là tâm huyết mà chị Hoa muốn dành cho người nông dân để cùng họ trở thành những người nuôi tôm có kỹ thuật giỏi và chuyên nghiệp.
Tốt nghiệp kỹ sư, ngành Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Tây Đô, chị Hoa bắt đầu gắn bó với con tôm từ đó và ấp ủ kế hoạch tự tay nuôi tôm sạch xuất khẩu.
Từ kiến thức về ngành thủy sản và những kinh nghiệm thực tế, Công ty Khoa học Việt Đức đã cùng các nhà khoa học đưa ra những nghiên cứu tiếp cận kịp thời những thay đổi, biến đổi mới của môi trường, cho ra đời những sản phẩm giá trị cao hơn, phù hợp với điều kiện mới.
Theo chị Bùi Thị Huỳnh Hoa, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi tôm của bà con nông dân kém hiệu quả và rủi ro cao là do phần lớn nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của vi sinh trong việc xử lý môi trường và lấn át những vi khuẩn gây bệnh trên tôm; chưa có nguồn vi sinh tốt và luôn bị động, lúng túng khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố như: tảo, khí độc, dịch bệnh...
Đặc biệt, khi tôm bệnh, bà con thường dùng các loại hóa chất diệt khuẩn, kết hợp với kháng sinh để trị mà không lường trước được hậu quả; việc xử lý dịch bệnh trên tôm theo kinh nghiệm cá nhân, không nắm vững được các kiến thức cơ bản, bản chất vấn đề về phòng và trị bệnh.
Việc này không chỉ gây lãng phí tiền của, không hiệu quả mà còn tác động xấu đến môi trường ao nuôi, không cách ly được dịch bệnh, nhất là lạm dụng quá nhiều chất kháng sinh và hóa chất.
Xuất phát từ những điều đó, Công ty Khoa học Việt Đức đã cùng các nhà khoa học đầu ngành thủy sản nghiên cứu ra những sản phẩm thế hệ mới để thay thế kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn, đáp ứng các yêu cầu của người nuôi tôm.
Hiện nay, dịch bệnh gan tụy cấp ở trên con tôm đang là nỗi lo nhất của người nông dân, hay các bệnh về phân trắng, lỏng ruột, là những bệnh về vi khuẩn nhưng gây thiệt hại nghiêm trọng.
Để hỗ trợ người nuôi tôm, Công ty đã nghiên cứu ra những chủng vi sinh như Streptomyces (Spp) có thể gây ức chế những vi sinh vật có hại, sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế loại kháng sinh Streptomixim mà người nuôi đang sử dụng phổ biến.
Công ty cũng đã tạo ra các dòng thảo dược như: dịch cao tỏi đen Gastro-VĐ 02 để cắt đứt bệnh phân trắng và bệnh lỏng ruột.
Bệnh về gan có dòng thảo dược VĐ - LIVER đã chứng minh cho người nuôi tôm về tính hiệu quả. Trước đó, gan tôm không đều màu, màu gan nhợt nhạt, vàng gan, sưng gan,… chỉ cần kết hợp tạt và cho ăn trong vòng 1 - 2 ngày là phục hồi và ăn mạnh trở lại ma không cần sử dụng đến các loại hóa chất và kháng sinh.
Vượt khó cùng nông dân
Để bà con dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng, Công ty Khoa học Việt Đức đã hợp tác với các đại lý lớn ở các khu vực nuôi tôm trọng điểm như: Đại lý Thanh Thủy, Đại lý Mỹ Tiên (huyện Đông Hải, Bạc Liêu); Đại lý Tâm Lực (huyện Đầm Dơi, Cà Mau), Đại lý Tùng Thu (huyện Long Phú, Sóc Trăng), Đại lý Thanh Trà, tỉnh Trà Vinh,… để phân phối sản phẩm.
Qua áp dụng thực tiễn cho thấy, việc sử dụng công nghệ vi sinh, công nghệ an toàn sinh học trong nuôi tôm chính là giải pháp tối ưu giúp tôm khỏe mạnh, có chất lượng tốt.
Qua đó đã thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng và lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong xử lý môi trường của người nuôi tôm.
Để nuôi tôm thành công, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và sử dụng các nhóm sản phẩm sau: Thứ nhất là nhóm sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, khí độc, tảo... nhằm chủ động lấn át mầm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường: Vi sinh Emuniv.TS1 (các sản phẩm này là đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư Phạm Văn Ty làm chủ nhiệm).
Thứ hai là nhóm phòng và trị các bệnh về gan, tụy: Ưu tiên chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên; thứ ba là nhóm phòng trị đường ruột, phân trắng và chậm lớn…
Năm 2020-2021 Công ty Khoa học Việt Đức đã trao tặng cho người dân nuôi trồng thủy sản 5 tỉnh miền Trung 12.500 sản phẩm vi sinh, thảo dược (tương đương 2 tỷ đồng) để phục hồi sản xuất sau bão lũ.
Riêng tại Thừa Thiên Huế, Công ty Khoa học Việt Đức đã trao tặng cho nông dân các xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc và xã Phong Hải, huyện Phong Điền 1.920 gói vi sinh Emuniv.TS1 thông qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Trong số 42 hộ dân tại Thừa Thiện Huế được nhận chế phẩm vi sinh trong đợt hỗ trợ vừa qua có 8 hộ sử dụng xuyên suốt cả quy trình nuôi theo quy trình của Công ty Khoa học Việt Đức.
Qua quá trình sử dụng vi sinh Emuniv.TS1 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá, với mật độ thả nuôi 100-150 con/m2, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng đạt 45-50 con/kg, lợi nhuận thu được gần 350-400 triệu đồng/0,3ha/vụ.
Tại Quảng Nam, Công ty tặng 1.053 sản phẩm vi sinh tương đương 200 triệu đồng; tỉnh Quảng Ngãi 1.053 sản phẩm tương ứng 200 triệu đồng. Tỉnh Quảng Trị 2.105 sản phẩm vi sinh tương ứng 200 triệu đồng.
Còn tại tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Khoa học Việt Đức cũng trao tặng cho nông dân 2.105 sản phẩm vi sinh tương đương 400 triệu đồng.
Mọi thông tin về sản phẩm, các đơn vị, cá nhân có thể tham khảo ở website: https://thuocthuysanvietduc.vn/.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.