Đứng đầu cả nước về hồ tiêu, cà phê, bơ, chanh leo, Tây Nguyên làm gì để phát huy?
Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Đứng đầu cả nước về hồ tiêu, cà phê, bơ, chanh leo, Tây Nguyên làm gì để phát huy?
Hoàng Lộc
Thứ bảy, ngày 21/05/2022 11:13 AM (GMT+7)
"Nông nghiệp Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các yếu tố hiện thời, địa lợi, nhân hòa để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước", ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói.
Phát biểu tại Diễn đàn kết nối Tây Nguyên với chủ đề "Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ vùng nông sản Tây Nguyên tại Gia Lai" trong sáng 21/5, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước. Tây Nguyên có sự dồi dào về sản lượng và phong phủ về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.
Tây Nguyên có khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu, phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản cả nước lạnh. Trong đó, Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo.
Cùng với các tiềm năng, lợi thế nội tại ngành nông nghiệp, Tây Nguyên còn có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - thương mại, du lịch thuận lợi cho phát triển thương mại nông sản nội vùng, liên tinh, liên vùng và xuất khẩu.
"Có thể khẳng định rằng, nông nghiệp Tây Nguyên đã hội tụ đầy đủ các yếu tố hiện thời, địa lợi, nhân hòa để kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, cũng như xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu", ông Phùng Đức Tiến nói.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nông nghiệp vùng Tây Nguyên đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, nhưng cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như từ xuất phát điểm "manh mún, nhỏ lẻ, tự phát" và do "3 biến" (biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thể tiêu dùng).
Ngoài ra, việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất con nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; sự điều phổi theo chuỗi ngành hàng, tinh liên kết vùng, liên kết các địa phương có vùng nguyên liệu tương đồng chưa được chú trọng đúng mức...
Để phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Tây Nguyên, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, một là, đẩy mạnh kết nối cả ở trong và ngoài nước mở rộng không gian tiêu thụ nông sản và nâng cao giá trị hàng nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đổi mới mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, có giá trị gia tăng cao và bền vững.
Hai là, quá trình tổ chức sản xuất được sự đồng thuận và phù hợp với năng lực, nguyện vọng của người dân; tích hợp đa ngành đa giả trị gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế khác theo chuỗi giá trị.
Ba là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn liên vùng, liên tỉnh; thực hiện các quy trình sản xuất tốt, đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm.
Bốn là, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ, có chỉ triển sản phẩm đặc san kết nối với phát triển du lịch, văn hóa.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.