Hôm mới đây, cao nguyên đá Đồng Văn cũng vậy, vừa được UNESCO công nhận thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu và trao bằng vào tối 1-12, đã có vị lãnh đạo cười tươi: "Khi phát triển du lịch thì đời sống đồng bào sẽ được nâng cao, diện mạo cao nguyên sẽ tốt hơn. Những phong tục tập quán sẽ được bảo tồn và phát huy; đồng thời các giá trị văn hóa, địa chất của cao nguyên đá sẽ ngày càng được lan tỏa đến với du khách ở khắp nơi trên thế giới". Nói hay như cánh diều bay, cứ như khế rụng bị bà…
Tôi không dễ lạc quan thế! Lấy du lịch Sa Pa ra làm ví dụ: Hỏi có bao nhiêu dân bản địa được hưởng lợi khi du lịch tới? Các khách sạn, nhà hàng lớn bây giờ là của ai? Phần lớn là người giàu có ở các tỉnh khác hoặc cơ ngơi của người nhà hoặc họ hàng một số chức sắc. Du lịch đến, đẩy người dân lùi vào sâu trong núi và cuộc sống nhiều xáo trộn. Tôi không thấy vài thứ hàng mọn bán được cho du khách là biểu trưng hạnh phúc và no đủ, mà chỉ đóng vai phục vụ chạy theo những nhu cầu là lạ cho một số người.
Hãy nhìn thêm chùa Hương, Yên Tử, Bà Nà hay to hơn là vịnh Hạ Long thì quá rõ du lịch làm giàu cho ai?
Hãy chủ động với những gì dưới chân mình, trong căn nhà mình, và nhìn lại các thế hệ trước làm gì để sống, cộng với điều kiện thuận lợi hôm nay để khẳng định cuộc sống của mình. Chính quyền hãy có những kế sách cụ thể của địa phương mình để phát triển sản xuất. Đừng mơ ước hão huyền và nhất là đừng lạc quan tếu nữa.
Đỗ Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.