Dựng thêm “hàng rào” ngăn thực phẩm bẩn

Thứ tư, ngày 02/05/2012 09:50 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nghị định 38 quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm (ATTP) mới được Chính phủ ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý đầy đủ với nhiều chế tài xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh ATTP nghiêm khắc hơn.
Bình luận 0

Trong thời gian qua, chất lượng và ATTP của các sản phẩm nhập khẩu vào nước ta đang trở thành một vấn đề nhức nhối. Do đó, Nghị định 38 đã có điều khoản chi tiết quy định kiểm tra nhà nước về ATTP tại nước xuất khẩu. Theo đó, trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm quyền của VN có quyền xây dựng kế hoạch để kiểm tra tình trạng ATTP đối với nước xuất khẩu.

Cụ thể, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu phải gửi hồ sơ về bộ chuyên ngành của VN và sau 30 ngày, bộ chuyên ngành sẽ thông báo cho nước xuất khẩu kế hoạch kiểm tra. Sau đó, nước xuất khẩu sẽ phải gửi 1 bộ hồ sơ thông tin về năng lực, điều kiện ATTP cho Bộ Y tế hoặc các Bộ NNPTNT, Công Thương để thẩm tra. Đối với thực phẩm xuất khẩu, Bộ NNPTNT được giao kiểm tra lô hàng xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng...

Về quy định ATTP đối với sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước, đơn vị cung ứng cũng sẽ phải thực hiện việc công bố hồ sơ, bao gồm kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng, kế hoạch giám sát định kỳ.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang- Ủy viên Hội đồng chính sách KHCN quốc gia: “Trong thời gian tới, chúng ta cần giám sát chặt chẽ hơn đối với các phòng phân tích về mặt phát ngôn chính thức kết quả kiểm tra ATTP. Bởi trong thời gian qua, việc phát ngôn thiếu chính xác của các phòng phân tích này về chất tạo nạc đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi lợn”.

Theo ông Vang, hiện có rất nhiều phòng phân tích tư nhân chỉ làm dịch vụ là chính, để đỡ tốn chi phí họ thường chỉ kiểm tra định lượng mà không thực hiện việc kiểm tra định tính một cách chính xác.

Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Đỗ Quý Doãn cũng cho rằng: “Cần thống nhất phát ngôn và cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh thực phẩm, nhất là khi có vụ việc có thể tác động lớn tới xã hội, vì nếu chỗ này, chỗ kia nói không thống nhất, có thể gây sai lệch thông tin”.

Nghị định 38 nêu rõ, bắt buộc phải ghi "Hạn sử dụng," hoặc "Sử dụng đến ngày" đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi "Sử dụng tốt nhất trước ngày"...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem