Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Triều đại nhà Tần và nhà Hán được coi là bước đầu của hàng nghìn năm triều đại phong kiến. Lưu Bang, người sáng lập triều đại nhà Hán đã phải trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt với Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Lý do mà Lưu Bang có thể từ một Đình trưởng nhỏ nhoi trở thành người cai trị thiên hạ, chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người ở bên cạnh ông.
Thắng làm vua, thua làm giặc, Lưu Bang và Hạng Vũ chắc chắn phải chiến đấu đến chết. Tuy nhiên, nhiều lính sĩ vẫn còn rất kính trọng vị bá vương Hạng Vũ đầy quyền uy này. Vì vậy, để đạt được chiến thắng cuối cùng, Lưu Bang đã phải chiêu dụ nhiều người. Trong đó, có một người lính nhỏ tên là Dương Hỷ, vì đã chặt chân Hạng Vũ mà được phong hầu. Thậm chí nhiều năm sau đó, hậu duệ của ông đã trở thành hoàng đế khai quốc nhà Tùy.
Trong thời niên thiếu, cha của Dương Hỷ là Dương Thạc đã từng nhận được sự chú ý của Tần Thủy Hoàng vì thông thạo về thiên văn lịch pháp. Có lẽ đối với một người bình thường, sau khi được Tần Thủy Hoàng coi trọng, họ sẽ nhanh chóng tiến lên vị trí cao trong xã hội. Nhưng Dương Thạc đã nhiều lần từ chối lời mời của Tần Thủy Hoàng, thay vào đó ông tiếp tục nghiên cứu tình hình thiên hạ tại gia.
Cuối cùng, sau khi Lưu Bang dẫn đầu quân đội khởi nghĩa, Dương Thạc cùng con trai Dương Hỷ đến gặp Lưu Bang, hy vọng ông có thể mang lại cơ hội để họ thể hiện tài năng. Do đó, trong thời điểm quan trọng như vậy, Lưu Bang đã tận dụng cơ hội và đánh giá ông rất cao. Và với tư cách là con trai của Dương Thạc, Dương Hỷ cũng gia nhập vào quân đội của Lưu Bang. Tuy nhiên, trong trại lính của Lưu Bang vào thời điểm đó, có vô số người tài giỏi xuất chúng, vì vậy mà ban đầu Dương Hỷ không mấy nổi bật.
Trong trận Cai Hạ, khi sức mạnh của Hạng Vũ suy yếu, Lưu Bang đã ra lệnh: "Ai giết được Hạng Vũ sẽ được phong hầu!" Ban đầu, các binh sĩ không dám tiến lại gần để tấn công Hạng Vũ, nhưng khi Hạng Vũ tự vẫn tại đoạn Ô Giang, các binh sĩ bắt đầu tranh giành thi thể của Hạng Vũ, nhằm lấy cơ hội lập công.
Trong lúc xô xát tranh giành, Dương Hỷ đã chặt một chân của Hạng Vũ mang đến trước mặt Lưu Bang, sau đó được phong làm Xích Tuyền Hầu. Trong thời gian sau, Dương Hỷ còn được ban 1900 hộ thực ấp và nhận được "Đan Thư Thiết Khoán" từ Hoàng đế, trong đó có ghi chép rằng: dù sông Hoàng Hà cạn kiệt, hay núi Thái Sơn sụp đổ, những phần thưởng đã được ban cho vẫn không thể bị thu hồi, và có thể lưu truyền lại cho thế hệ mai sau. Trong tiến trình lịch sử tiếp theo, gia đình họ Dương còn được gọi là "Tứ Thế Tam Công".
Từ cách thế nhân đánh giá gia đình nhà họ Dương, chúng ta có thể thấy rằng, nhiều thành viên trong gia đình này đã đạt được những thành tựu xuất chúng. Cuối cùng, 800 năm sau khi Dương Hỷ qua đời, Dương Kiên – hậu duệ của ông đã lật đổ chính quyền Bắc Chu, sáng lập triều đại nhà Tùy, giúp Trung Nguyên thống nhất trở lại.
Là đấng minh quân trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, 23 năm trị vì của ông được gọi là "Khai Hoàng chi trị", ông được tôn là Tùy Văn Đế. Và Dương Hỷ, từ một người lính vô danh, chỉ vì chặt chân Hạng Vũ lại được phong hầu mà đã để lại dấu ấn trong lịch sử. Hậu duệ của ông cũng nhờ được phúc lành từ ông mà tỏa sáng lớn trong thời trị vì của Dương Kiên. Có thể nói rằng, tạo hóa vạn biến, không ai có thể kiểm soát.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.