EVN nói gì trước yêu cầu thay đổi giá điện bình quân 3 tháng/ lần của Bộ Công Thương?
EVN nói gì trước yêu cầu thay đổi giá điện bình quân 3 tháng/ lần của Bộ Công Thương?
An Linh
Thứ hai, ngày 21/08/2023 11:13 AM (GMT+7)
Trong văn bản góp ý vào dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhất trí với đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân 3 tháng/ lần.
Thống nhất điều chỉnh giá bán điện bình quân 3 tháng/ lần
Trước đó, giữa tháng 7/2023, Bộ Công Thương xây dựng dự thảo nói trên, lấy ý kiến dư luận trước khi trình Thủ tướng sửa đổi, thay thế. Theo đó, giá điện bán lẻ bình quân được xem là căn cứ điều chỉnh giá bán lẻ điện tới hộ tiêu thụ điện.
Cụ thể tại dự thảo này, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện được thực hiện sau khi Bộ Công Thương kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN, giá bán điện bình quân, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu. Trong đó có khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối, bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện…
Bộ Công Thương đề xuất xây dựng cơ chế bán lẻ điện bình quân có tăng, có giảm với biên độ phù hợp với thông số đầu vào. Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá do Chính phủ quy định, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Đối với trường hợp tăng giá điện bình quân so với giá điện bình quân hiện hành và khung giá của Chính phủ, Bộ Công Thương xây dựng nguyên tắc tăng giá từ 3% trở lên đến trên 10% và có sự giám sát, kiểm tra của các bộ, ngành và cơ quan chuyên môn.
Cụ thể, giá bán điện bình quân từ 3% đến dưới 5%, EVN được điều chỉnh tương ứng, sau đó sẽ báo cáo các bộ Công Thương, Tài chính và Uỷ ban Quản lý vốn để kiểm tra, giám sát.
Giá bán điện bình quân điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10%, thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ Công Thương, sau khi EVN báo cáo và có các phương án về giá bán điện trình cấp bộ.
Đối với trường hợp tăng giá bán điện bình quân 10%, EVN phải làm báo cáo gửi các Bộ Công Thương, Tài chính, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các đơn vị này kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến và quyết định.
Trong bản góp ý vào dự thảo Quyết định nói trên, EVN cũng thống nhất với các quy định liên quan đến việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm. Trong đó, EVN có trách nhiệm gửi Bộ Công Thương báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán; báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, công bố công khai.
Trước câu hỏi về việc điều chỉnh giá điện bình quân từ 6 tháng xuống 3 tháng/ lần như trong đề xuất của Bộ Công Thương có khả thi và có lợi cho xã hội, tại họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 5/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần như hiện nay là phù hợp với quy định trong Quyết định 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Hải dẫn Quyết định số 24/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thì EVN có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ở mức dưới 5% (cụ thể là từ 3 - đến dưới 5%). Quy định này nhằm đảm bảo mức độ tự quyết của doanh nghiệp trên khung giá đã được Chính phủ quy định.
Theo ông Bình, điều chỉnh 3 tháng thay vì 6 tháng hoặc điều chỉnh giá điện giảm ngay khi giá điện bán lẻ bình quân giảm 1%... về lý thuyết sẽ đưa cơ chế mua bán điện sang vận hành theo thị trường điện cạnh tranh, có tăng, có giảm.
Ông Bình cho rằng, việc điều chỉnh giá điện bình quân như đề xuất vào mùa nước lũ, khi chi phí thủy điện sẽ giảm, lúc ấy giá điện sẽ phải giảm bán lẻ bình quân, từ đó giảm giá bán cho hộ tiêu dùng. Ngược lại, khi giá tăng, sẽ tăng. Nếu vận hành đúng, thị trường điện sẽ đi đúng hướng, không có chuyện lỗ do phát điện đâu bởi vì không phải khâu nào trong kinh doanh diện cũng lỗ do chi phí cả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.