Thị trường ảm đạm
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tính từ ngày 1.1 đến 16.2, Việt Nam đã xuất hơn 430.000 tấn gạo với giá trị thu về đạt trên 226 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng gạo xuất khẩu giảm tới 47% và giảm trên 44,2% về giá trị (với giá bình quân gần 526 USD/tấn).
|
Thương lái thu gom lúa ở An Giang. |
Ông Nguyễn Viết Chiến- Giám đốc Trung tâm Tin học- Thống kê (Bộ NNPTNT) nhận định: “Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu gạo đầu năm chưa có chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp chưa ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu, thị trường chủ lực của chúng ta là Indonesia đã giảm hẳn khối lượng nhập chỉ bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái”.
Năm nay, dù dự báo nhập khẩu gạo giảm nhưng Indonesia vẫn chưa đủ lương thực nên sẽ tăng nhập khẩu vào cuối năm. Philippines cũng có thể phải nhập với số lượng khá lớn để bù đắp thiếu hụt trong nước. Trung Quốc cũng đang ngày càng nhập khẩu nhiều gạo VN do gạo VN có chất lượng và giá tốt hơn. Đây có thể là những tín hiệu thuận lợi cho XK gạo các tháng cuối năm mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị.
Đại diện Bộ Công Thương Theo tính toán của Bộ NNPTNT, nguồn cung lúa gạo trong nước năm nay dự kiến sẽ đạt tới 42,5 triệu tấn lúa, trong đó sẽ dư ít nhất 13,5 triệu tấn lúa (tương đương 7,3 triệu tấn gạo), chưa kể lượng tồn kho của các doanh nghiệp từ năm 2011 chuyển sang.
Riêng vụ đông xuân này, các tỉnh ĐBSCL sẽ đạt 10,5 triệu tấn lúa. Vẫn theo dự báo của Bộ NNPTNT, cân đối cung cầu trong 4 tháng đầu năm sẽ dư thừa khoảng 7,4 triệu tấn lúa (tương đương 4 triệu tấn gạo), chưa kể gạo tồn kho năm 2011. Đặc biệt, tháng 2 và 3 là thời điểm thu hoạch rộ, lượng lúa gạo hàng hóa sẽ rất lớn, riêng tháng 3 sẽ có khoảng 2,55 triệu tấn gạo.
Mặc dù lượng gạo hàng hóa lớn, song tính đến trung tuần tháng 2, các hợp đồng đăng ký xuất khẩu chỉ đạt 1,446 triệu tấn (giảm hơn 23%).
“Giải cứu” gạo từ 15.3
Phân tích về nguyên nhân ảm đạm của thị trường gạo, TS Phạm Quang Diệu - Kinh tế trưởng Công ty Phân tích thị trường Agroinfo cho rằng: “Thực tế, giá gạo trên thị trường thế giới đã bị giảm mạnh từ cuối năm ngoái khi cả Ấn Độ và Pakistan đều tung ra một lượng lớn gạo giá rẻ. Điều này đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc xuất khẩu gạo của nước ta. Tất cả các hợp đồng mà chúng ta ký được đến thời điểm này đều là hợp đồng tập trung, còn các hợp đồng thương mại chưa ký được”.
Hiện Việt Nam vẫn còn khoảng 1,25 triệu tấn gạo theo hợp đồng đăng ký xuất khẩu (tương đương với năm 2011). Tuy nhiên, đây chủ yếu là hợp đồng tập trung từ cuối năm 2011 chuyển sang và thời gian giao hàng kéo dài tới quý III/2012. Do đó, biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết tồn kho để chuẩn bị tạm trữ cho vụ thu hoạch sắp tới.
Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa khô loại thường tại kho khu vực ĐBSCL hiện dao động từ 5.100-5.300 đồng/kg, song hiện lượng gạo phẩm cấp thấp IR 50404 đang còn dư thừa rất nhiều, khó tiêu thụ do nhiều địa phương đã gieo cấy giống lúa này vượt quá 50% diện tích. Với đà này, theo dự báo giá lúa gạo nội địa trong thời gian tới sẽ tiếp tục giảm. “Đây chính là thời điểm Chính phủ cần can thiệp ngay vào thị trường bằng việc thu mua tạm trữ. Điều đó sẽ vừa đảm bảo mục tiêu chính trị là nâng đỡ giá lúa cho nông dân, chấp nhận cuộc chơi trung hạn với thị trường thế giới” - ông Diệu nói.
Tiếp theo kế hoạch thu mua 3,8 triệu tấn gạo của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II), Bộ NNPTNT đã có công văn gửi Bộ Công Thương kiến nghị phối hợp với VFA cân đối lượng gạo xuất khẩu để chỉ đạo các công ty thu mua lúa kịp thời cho bà con nông dân, đặc biệt ở vùng có sản lượng lớn là ĐBSCL từ ngày 15.3 đến 30.4. Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bố trí đủ vốn để VFA thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo với lãi suất thấp trong thời gian tạm trữ 3 tháng.
Lê Hân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.