GDP của Nga không bằng tỉnh Quảng Đông, vì sao dám tiến vào Syria không sợ Mỹ?

Đại Dương (theo Sina) Thứ ba, ngày 17/04/2018 18:32 PM (GMT+7)
Về GDP, Nga không bằng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nhưng lại sở hữu những lợi thế về tài nguyên giúp Nga không ngán bất cứ nước nào, kể cả Mỹ. Đó là lý do vì sao Nga dám tiến quân vào Syria, nơi mà Mỹ và EU cho là “điểm nóng” cần phải tiêu diệt.
Bình luận 0

Tối 13.4 theo giờ địa phương, Donald Trump tuyên bố đã hạ lệnh cho quân đội Mỹ liên hợp với Anh và Pháp tiến hành “tấn công chính xác” vào các căn cứ quân sự của chính phủ Syria. Phía Mỹ thông báo ba nước Mỹ Anh Pháp thông qua 9 nền tảng vũ khí đã phóng vào Syria 105 quả tên lửa hành trình. Phía Nga nói Mỹ phóng 107 quả thì có 71 quả bị chặn. Phía Syria nói đã có 110 quả tên lửa bay đến. Đối với hành động quân sự lần này, Syria là một bên trong trận chiến nhưng gần như không được mọi người chú ý. Ngược lại, người ta chú ý đến việc quan hệ giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang căng thẳng hơn.

img

Đại sứ Nga tại Mỹ nói cảnh báo của Nga không được chú ý, xúc phạm Tổng thống Nga là không thể chấp nhận được. Trong phát biểu của Putin, ông cho biết Nga cực lực lên án việc tấn công Syria. Nga đang triệu tập hội nghị khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, để thảo luận về hành vi xâm lược của Mỹ và đồng minh. Một mặt khác, sau hành động tấn công vũ lực, Mỹ đã lập tức bắt đầu chiến tranh kinh tế: Tiến hành một đợt trừng phạt kinh tế mới với Nga vì hành động ủng hộ Syria.

img

Do mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ - Nga trên mặt chiến lược, sự trừng phạt của Mỹ đối với Nga có thể nói thỉnh thoảng lại có một đợt. Từ bên ngoài nhìn vào nước Nga thấy rằng thực lực kinh tế không thể so sánh với Mỹ, thậm chí con số GDP của Nga cũng chỉ tương đương GDP của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Một quốc gia như vậy, tại sao lại dám cạnh tranh với Mỹ ở hải ngoại? Trừng phạt kinh tế của Mỹ liệu có thật sự tiêu diệt được lý tưởng chiến lược của Nga không?

img

Năm 2017 GDP của Nga chỉ đạt 1,46 ngàn tỷ USD, đứng ở vị trí 12 thế giới. Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc năm 2017 GDP đạt 1,43 ngàn tỷ USD. Như vậy hai bên thực sự không hơn kém nhau bao nhiêu. Nhưng GDP là một chỉ số lưu lượng, biểu thị trong một năm, một quốc gia đã làm ra thêm được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ. Nói đơn giản nó là năng lực sinh sản sự giàu có mới trong năm. Nhưng một quốc gia không chỉ có lượng tăng trưởng mà còn có lượng tồn trữ. Thực lực kinh tế ngoài GDP ra còn gồm cả tổng lượng tài nguyên thiên nhiên, tích lũy nhân lực và tư bản.

img

Nga là một quốc gia có tích lũy tồn trữ cực lớn. Mặc dù Nga bán dầu và tài nguyên thiên nhiên bị cho là việc làm mất mặt, nhưng tài nguyên của Nga cơ bản do quốc gia kiểm soát, Chính phủ Nga có vai trò chi phối thị trường trong lĩnh vực năng lượng và các tài nguyên khác. Cho nên có thể tự lựa chọn phương hướng thị trường, đối tượng giao dịch và giá cả giao dịch. Đây chính là cơ sở đối kháng giữa Nga với nước ngoài. Nói nôm na trong tay có lương thực thì lòng không hoảng sợ. Huống chi Nga trong tay có năng lượng, bất kỳ lúc nào đào ra là có thể dùng.

img

Đối kháng quân sự cần sự tiếp tay cực lớn của kinh tế, đây là sự thực ai cũng biết. Tuy nhiên lợi thế của Nga là dựa vào lượng tồn trữ lớn. Ví dụ Nga sử dụng máy bay ném bom cỡ lớn, tàu sân bay, tàu ngầm, có cái thuộc về di sản công nghệ chế tạo từ thời Liên Xô, có cái trực tiếp kế thừa từ Liên Xô. Bởi thế trên phương diện này, họ tiết kiệm được tiền nghiên cứu phát triển.

Trên mặt tiêu dùng, Nga vốn là nước có lượng dầu khí lớn nên về sử dụng nhiên liệu cũng không lo lắng sự phong tỏa và trừng phạt kinh tế. Đương nhiên bản thân hành động quân sự là một sự tiêu phí kinh tế cực lớn, nhưng Syria nằm trong cự ly chỉ vài trăm km tính từ Hắc Hải của Nga và với việc sử dụng lực lượng quân sự hữu hạn hợp lý, cũng không gây ra những ảnh hưởng không thể chịu đựng cho kinh tế Nga.

img

Ngay đối với dân chúng phổ thông của Nga, GDP 1,46 ngàn tỷ USD và trừng phạt kinh tế của phương Tây cũng không phải là thảm họa. So với các nước phát triển phương Tây, mức sinh hoạt của dân chúng Nga còn có một khoảng cách nhưng lượng “tồn trữ” của Nga chỉ ra rằng tiêu chuẩn sinh hoạt của dân chúng Nga rất khó có thể suy giảm đến mức sụp đổ. Ngay cả khi đồng Rúp mất giá cũng không ảnh hưởng đến thu nhập và phúc lợi của bình dân. Hơn nữa từ khi Putin chấp chính đến nay, chính trị ổn định, lại tăng cường được sự ủng hộ của dân chúng đối với mình. Thực tế là sự trừng phạt kinh tế có kết quả rất hạn chế đối với mục đích sát thương kinh tế Nga, ức chế hành động quân sự của Nga hay ảnh hưởng đến ổn định chính trị của Nga.

img

Do vậy, nếu chỉ dựa trên con số GDP 1,46 ngàn tỷ USD mà phán đoán thực lực kinh tế Nga thì không chuẩn xác. Những nước có GDP cao hơn Nga có Italia, Canada, Hàn Quốc còn sau Nga có Australia, Tây Ban Nha, Mexico. Nhưng thực lực kinh tế thực sự của những nước này, hoàn toàn không thể so sánh với Nga. Đặc biệt là trên khía cạnh ứng phó các nguy cơ đặc thù như trừng phạt kinh tế, chiến tranh cục bộ, những nước nói trên khả năng cao sẽ nhanh chóng phải hiện nguyên hình nhưng Nga thì sẽ an nhiên không việc gì. Do vậy những cái gọi là GDP kinh tế quốc gia chỉ là một  con số mà thôi.

Đương nhiên, tồn trữ lớn cũng không có nghĩa là Nga có thể kê cao gối không lo. Nga dựa vào xuất khẩu năng lượng, chỉ là kế quyền nghi mà thôi. Nếu Nga không thể tìm được một cách nào để tăng trưởng GDP, tất sẽ không thể phục vụ cho việc thực thi chiến lược của quốc gia. Trên vũ đài quốc tế Nga sẽ chỉ có thể làm một nước lớn đặc thù mà tồn tại. Và nếu mất đi một nhân vật mạnh mẽ như Putin, Nga sẽ bị rơi vào tình thế càng khó khăn, thậm chí sẽ phát sinh biến động chính trị lớn.

img

Từ góc độ phương Tây cũng không nghĩ sử dụng trừng phạt kinh tế có thể hãm Nga vào đường cùng. Họ không phải không có cách. Chẳng hạn Anh - Mỹ đang cân nhắc loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán điện tử SWIFT, tức là dùng thủ đoạn cô lập về tài chính. Việc này trong quá khứ là một thủ đoạn sát thủ nhưng hiện tại hệ thống thanh toán qua biên giới của đồng Nhân dân tệ hoàn toàn có thể thay thế hệ thống kia. Trung Quốc cũng đang thực thi thanh toán dầu khí bằng Nhân dân tệ. Điều này chỉ ra rằng Anh - Mỹ thực thi chiến tranh kinh tế càng mạnh thì Nga càng ngả về hướng Trung Quốc. Đây là điều mà các nước phương Tây tuyệt đối không mong đợi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem