Giá cà phê ngày 22/10: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần

Nguyễn Phương Chủ nhật, ngày 22/10/2023 13:57 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 22/10: Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh phiên cuối tuần. Trong nước, giá cà phê hôm nay (22/10) dao động trong khoảng 59.100 - 59.900 đồng/kg. Tuần này, thị trường cà phê có xu hướng giảm. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận giá cà phê giảm 3.800 - 4.100 đồng/kg so với đầu tuần.
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 22/10: Tuần này, thị trường cà phê trong nước có xu hướng giảm

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng mạnh phiên cuối tuần. Kết thúc phiên giao dịch tuần này, ngày 22/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 11/2023 tăng 80 USD, giao dịch tại 2.577 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 1/2024 tăng 77 USD giao dịch tại 2.479 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất cao.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 12/2023 tăng 1,3 Cent, giao dịch tại 165,25 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2024 giá giao dịch tăng 2,6 Cent, giao dịch tại 164,40 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất cao.

Giá cà phê ngày 22/10: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/10/2023 lúc 13:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 22/10: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/10/2023 lúc 13:24:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 22/10: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 59.100 - 59.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên dao động trong khoảng 59.100 - 59.900 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê có xu hướng giảm. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận giá cà phê giảm 3.800 - 4.100 đồng/kg so với đầu tuần. 

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 59.100 đồng/kg - giảm 4.100 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum với giá 59.600 đồng/kg, giảm 3.900 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 59.700 đồng/kg sau khi giảm 4.000 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 59.900 đồng/kg, giảm 3.800 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới trên các sàn kỳ hạn tăng mạnh trong những phiên cuối tuần qua do một số yếu tố, trong đó yếu tố tài chính hỗ trợ đã kích thích các quỹ và đầu cơ quay lại tăng mua với khối lượng thương mại rất lớn. Báo cáo tồn kho do các sàn ICE quản lý và cấp phát tiếp tục sụt giảm sâu.

Nguồn cung Đông Nam Á cạn kiệt và việc thiếu hàng giao xa cảng xuất khẩu ở Brazil vì lý do vận chuyển cũng góp phần hỗ trợ xu hướng giá tăng. Các nhà xuất khẩu đang báo cáo sự chậm trễ trong những chuyến hàng cà phê tại Brazil do thiếu xe tải và container trong khi thời gian chờ đợi cho hàng lên tàu cũng tăng vọt. 

Riêng với thị trường Robusta, xuất khẩu tiếp tục ảm đạm tại nguồn cung Việt Nam trong khi hoạt động thu hoạch cà phê vụ mới đứng trước lo ngại bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết đang tạo hỗ trợ kép lên giá.

Các động thái mới của quan chức Fed cho thấy, họ rất thận trọng về các quyết định lãi suất trong tương lai. Thị trường cà phê kỳ hạn là thị trường tài chính phái sinh có tính thanh khoản cao (cùng với vàng, dầu thô) nên tỏ ra rất nhạy bén, bên cạnh các yếu tố cơ bản nội tại của mặt hàng chi phối. Đồng Real tăng thêm cũng góp phần khiến giá cà phê tăng.

Tồn kho cà phê Arabica giảm xuống ở 421.614 bao, mức thấp 11 tháng rưỡi. Cà phê Robusta giảm 1.180 tấn, xuống còn 26.280 tấn (tương đương 604.667 bao), mức thấp nhất 6 tuần.

Rệp gây hại cà phê nguy hiểm thế nào?

Các loại rệp gây hại: Tại Tây Nguyên hiện nay phổ biến trên cây cà phê là các loại rệp: Rệp vảy xanh (Coccus viridis); Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica); Rệp sáp (Pseudococcus sp).

Đặc điểm gây hại:

Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.

Thời điểm gây hại:

Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.

Thuốc phòng trừ:

Nitox 30EC (Dimethoate 27%+Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,25% (20 - 25ml thuốc+10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Nibas (Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,25% - 0,3%(25 - 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Bini 58 (Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,2% - 0,3%(20 - 30ml thuốc + 10 lít nước) phun ướt đều toàn cây khi rệp mới xuất hiện.

Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): Lượng dùng 1 – 1,5lít thuốc/ha; lượng nước thuốc phun: 600 – 1000lít/ha; cách pha: Pha 30 – 40ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá khi rệp sáp chớm xuất hiện. Cách 7 – 10 ngày phun lại lần thứ 2 nếu mật độ rệp sáp quá cao.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem