Giá cau tăng gấp đôi, vì thương lái mua cau non bán sang Trung Quốc

Lê Tập Thứ tư, ngày 08/11/2017 09:35 AM (GMT+7)
Nhưng ngày này, các thương lái đang đổ xô khắp các làng quê huyện Yên Thành (Nghệ An) để lùng cau non với giá cao để xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
Bình luận 0

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, gần một tháng nay, nhiều thương lái đi xe đạp, xe máy… lùng khắp các (xã Phúc Thành, Hậu Thành, Kim Thành, Tăng Thành, Đồng Thành, Tây Thành… thuộc huyện Yên Thành) để hỏi mua cau non với giá cao ngất ngưỡng, sau đó nhập cho các chủ lò sấy rồi xuất sang thị trường Trung Quốc.

img

Mỗi ngày có hạng tạ cau non được thương lái thu mua về nhập cho chủ lò sấy. Ảnh: Lê Tập

Chị Trần Thị Xuân (một thương lái ở huyện Yên Thành) cho biết: “Cứ đến dịp cuối năm, giá cau non tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Giá cau ngày thường chỉ từ 6.000 – 7.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm hiện tại đã lên đến 12.000 - 16.000 đồng/kg. Cau non đội giá rất cao, người người đổ xô khắp các xóm để thu mua, không kể cau non hay cau già, quả xấu hay quả đẹp. Do cắt không kịp nên tôi phải đặt cọc (thậm chí chịu đắt hơn một chút) từng nhà để họ giữ cau cho mình. Nếu thuận lợi, có ngày tôi mua được mấy tạ cau. Sau đó nhập cho chủ lò sấy, chủ lò sấy có đường dây rồi đưa sang thị trường Trung Quốc. Còn họ sử dụng cau để làm gì thì tôi cũng không rõ”.

img

Số cau non qua sơ chế.

Còn chị Nguyễn Thị Vân (thương lái mua cau) hồ hởi nói: “Nhờ giá cau lên cao mà người thu mua cau non cũng phấn khởi. Nếu có mối, một ngày tôi cũng thu gom được hơn 100 - 150kg cau non, trừ vốn ra cũng lời gần triệu bạc. Nhờ thu mua cau non mà có đồng ra đồng vào, trang trải cuộc sống. Phía Trung Quốc mua cau non về làm gì thì chúng tôi cũng không biết. Khi nào họ không mua nữa thì chúng tôi nghỉ”.

img

Số cau này sẽ được đưa sang thị trường Trung Quốc

Anh Nguyễn Thanh Dương (chủ cơ sở sấy cau non) chia sẻ: “Tôi là người ngoài Bắc, biết được thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu mua cau non với giá rất cao. Qua tìm hiểu, miền Trung người dân trồng cau rất nhiều, trong đó có nghệ An, tôi đã về xã Tăng Thành (huyện Yên Thành) thuê mặt bằng xây dựng lò, rồi thu mua cau từ người dân địa phương về sấy. Một tháng tôi thu mua mấy chục tấn cau non. Sau khi cau non sấy khô sẽ đóng thành từng bao tải để vận chuyển sang Trung Quốc. Hình như họ làm kẹo, hay làm thuốc gì đó tôi cũng không rõ lắm. Thị trường tiêu thụ ổn định, nguồn cau non dồi dào nên người mua cũng người bán giàu lên nhờ quả cau”.

Anh Dương cho biết thêm: “Để kịp cung ứng hàng cho thị trường Trung Quốc, gia đình tôi phải thuê  4- 5 lao động phục vụ cho công tác sấy cau. Mỗi ngày sấy được 3 tấn cau tươi, tương đương 500 kg cau khô, bán với giá 120.000 – 150.000 đồng/kg sau khi đã sấy khô”.

img

“Các hộ trồng cau không đồng đều, bởi cây cau không phải là cây trồng chủ lực. Hộ nhiều nhất khoảng chục gốc, hộ ít thì vài ba gốc, người dân trồng cau để phục vụ thờ cúng trong gia đình. Thời điểm này thị trường Trung Quốc đang thu mua cau non mạnh nên đã đẩy giá lên rất cao so với ngày thường, kéo theo người đi mua cau non ở dân cũng tăng lên” - Chủ tịch UBND xã Tăng Thành Đào Văn Khai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem