Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giá chưa phục hồi
Theo ghi nhận của phóng viên, giá heo hơi hôm nay (7/11) vẫn không có nhiều thay đổi. Cụ thể, giá heo hơi tại miền Bắc ở mức lên mức 43.000 - 48.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục giữ trong khoảng 48.000 - 51.000 đồng/kg. Miền Nam ghi nhận giá heo hơi 47.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay, 7/11 vẫn ở mức 45.000 - 50.000 đồng/kg. Ảnh: I.T
Nhưng có một nghịch lý là, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá thịt lợn thương phẩm không hề giảm, thịt lợn loại ngon vẫn ở mức 110.000đ/kg (ba chỉ, sườn non, vai giòn…); thịt lợn loại trung bình vẫn ở mức 70.000-90.000đ/kg tùy loại.
Giá lợn hơi tại các siêu thị cao hơn chợ dân sinh khoảng 10-20% tùy loại: Thịt nạc đùi:115.000 - 120.000đ/kg, ba chỉ: 115.000 đồng/kg, sườn già 95.000 đồng/kg…
Như vậy, có thể thấy, trong đợt giảm giá này, thương lái đang là đối tượng được hưởng lợi. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương, đặc biệt là ban quản lý các chợ cần kiểm tra, xử lý không để khâu trung gian "ngồi mát" và hưởng lợi quá lớn, để mặc nông dân chịu mọi rủi ro và người tiêu dùng phải mua giá cao một cách phi lý.
Lo đối phó dịch tả heo châu Phi
Tiêu hủy heo bị bệnh AFS tại Trung Quốc. Ảnh: I.T.
Trước tốc độ lây lan quá nhanh của dịch tả lợn châu Phi (AFS), mới đây, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn dẫn đầu, đã đến kiểm tra thực tế việc ngăn chặn dịch tả trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai. Đoàn đã thị sát tuyến biên giới thuộc xã Bản Lầu, huyện Mường Khương và làm việc với UBND tỉnh Lào Cai.
Từ đầu năm đến nay, Lào Cai đã bắt giữ và tiêu hủy hàng trăm con lợn thịt và lợn giống nhập lậu, hơn 4 tấn thịt và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc. Đồng thời theo dõi, giám sát lâm sàng các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
Lào Cai có gần 200km đường biên giới giáp Trung Quốc, với 3 cửa khẩu và nhiều lối mở, lối mòn biên giới trên đất liền, lại ở gần nhất vùng dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Do đó, nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào nội địa rất cao.
Trong khi đó, tại Hà Nội, do lượng lợn vận chuyển về đây tương đối lớn nên nỗi lo dịch bệnh phát sinh luôn thường trực. Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện thành phố có 283 công ty, xí nghiệp, HTX, trung tâm, doanh nghiệp có chăn nuôi lợn, với tổng đàn nuôi khoảng 450.000 con…; việc xuất nhập, vận chuyển lợn ra vào các xã trọng điểm rất lớn. Hà Nội lại tiếp giáp với 8 tỉnh, thành phố, có nhiều trục đường, cửa ngõ ra vào, giao thương với các địa phương lân cận, nên công tác quản lý dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn và rất phức tạp.
Để phòng, chống dịch bệnh AFS, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp; đôn đốc, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các giải pháp cụ thể đến các quận, huyện, thị xã.
Các Sở NNPTNT Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn… cũng đã tăng cường công tác ứng phó với dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán thịt gia súc, gia cầm; tăng cường lực lượng chức năng tuần tra, phát hiện, xử lý (tiêu hủy) nếu phát hiện việc buôn bán thịt lợn và các chế phẩm thịt lợn trái phép.
Đơn cử như tỉnh Lào Cai, địa phương này đã chủ động các biện pháp phòng chống việc nhập lậu, thẩm lậu lợn qua biên giới; tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24h qua các lối mở; kiểm soát chặt cả người lẫn hàng hóa, phòng việc giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.