Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 12/11, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ việc hàng loạt cây gỗ hương bị cưa hạ trái phép nằm trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh với số lượng gỗ bị thiệt hại khoảng hơn 23m3.
UBND huyện Kbang đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Vườn Quốc gia Kon Kinh tiến hành điều tra, truy tìm các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định.
Theo ông Ngô Văn Thắng - Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, vào ngày 31/10 tổ công tác cơ động và cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng số 4 tổ chức kiểm tra, phát hiện một số cây gỗ hương bị khai thác trái phép tại nhiều vị trị khác nhau thuộc tiểu khu 92 và 88.
Cụ thể, tại tiểu khu 92 có một cây gỗ hương (chết khô) đường kính gốc 80cm, đường kính ngọn 55cm đã bị cắt hạ với khối lượng hơn 6,9m3. Tại tiểu khu 88 có sáu cây gỗ hương (một cây chết khô, năm cây tươi) bị cắt hạ bằng cưa xăng, đã bị "lâm tặc" vận chuyển ra ngoài, khối lượng sáu cây hơn 16,2m3.
Theo thống kê ban đầu, tổng khối lượng 7 cây gỗ hương bị khai thác trái phép tại hai tiểu khu là hơn 23,2m3.
"Trong thời gian vừa qua, tập thể cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng số 4 bị cách ly tập trung tại xã Krong vì tiếp xúc gần với một trường hợp dương tính với Covid-19 nên không thể thường xuyên tuần tra, kiểm soát. Lợi dụng điều này, "lâm tặc" đã khai thác gỗ trái phép. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã báo cáo bằng văn bản cho Hạt Kiểm lâm huyện Kbang đề nghị phối hợp điều tra xử lý theo quy định", ông Thắng thông tin.
Liên quan vụ khai thác gỗ trái phép này, trước đó ngày 11/11 PV Dân Việt có liên hệ ông Trương Thanh Hà- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang để nắm thông tin, nhưng vị lãnh đạo này không cung cấp.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang, Hạt Kiểm lâm huyện Kbang đã biết có vụ khai thác gỗ hương trái phép nhưng không báo cáo về huyện. Sau khi huyện nắm được thông tin, có văn bản chỉ đạo yêu cầu xác minh làm rõ thì hạt mới báo cáo cụ thể.
Trước đó, tại phiên họp thứ 33 vào giữa tháng 9/2021 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) diễn ra tại Nigeria, Việt Nam có 2 khu dự trữ sinh quyển được đưa ra bỏ phiếu và ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đó là Khu dự trữ sinh quyển là núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai).
Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích hơn 400 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.