Lâm tặc phá rừng
-
Nhiều cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở Thừa Thiên Huế bị kỷ luật sau vụ hàng loạt cây gỗ hàng chục năm tuổi bị lâm tặc đốn hạ để lấy gỗ.
-
Sau khi lâm tặc phá rừng, gỗ được xé lẻ đưa về bản. Vậy số gỗ quý trái phép này sẽ được chủ xưởng gom về như thế nào? Sau đó vận chuyển đi tiêu thụ luôn hay được chế biến tại chỗ thành đồ gỗ mỹ nghệ với giá trị rất cao rồi mới bán? Tiếp tục theo chân phóng viên Dân Việt đi tìm sự thật!
-
Lâm tặc ngang nhiên cưa hạ hàng loạt cây hương quý tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai). Qua công tác kiểm đếm, lực lượng chức năng xác định tổng khối lượng gỗ hương bị khai thác trái phép là hơn 23m3.
-
Đầu tháng 6 năm 2021, PV Báo NTNN/ Dân Việt nhận được thông tin phản ánh của người dân thôn Khâu Lừa, xã Ngọc Minh, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, phản ánh hàng chục cây gỗ nghiến cổ thụ trong vùng lõi Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn bị cưa đổ trái phép.
-
Số tiền bị phạt lên đến 87,5 triệu đồng/người, đây là mức phạt khá nặng mà cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi đã xử lý, đối với cá nhân vi phạm phá rừng trái pháp luật trong những năm gần đây.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu xử lý nghiêm nạn lâm tặc manh động chống đối lực lượng thi hành công vụ và các hành vi tiếp tay, bao che cho hoạt động phá rừng.
-
Đã có nhiều vụ lâm tặc phá rừng ở Thừa Thiên Huế manh động chèn ép xe máy, xe công vụ của lực lượng kiểm lâm và chống người thi hành công vụ.
-
Lâm tặc đem cưa lốc vào rừng ở huyện Kông Chro, Gia Lai ngang nhiên hạ cây xẻ gỗ Gõ quý hiếm, cổ thụ.
-
Theo kết quả xác minh ban đầu, từ năm 2006 - 2016, lãnh đạo và nhân viên 4 công ty lâm nghiệp tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, để hơn 22.000 ha rừng bị chặt phá, đất rừng bị lấn chiếm.
-
Cơ quan chức năng vừa khởi tố thêm 12 bị can vụ phá rừng giáp ranh hai huyện Tây Hòa - Sông Hinh (Phú Yên); đến nay, đã có 19 đối tượng bị khởi tố trong vụ án này.