Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp tăng 6 lần, thấp nhất là 300 đồng/kg, cao nhất là hơn 1.300 đồng/kg.
Từ ngày 6/7/2022, nhiều loại cám dành cho gia súc, gia cầm, thủy sản tiếp tục tăng giá.
Cụ thể, Công ty TNHH Emivest Feedmill thông báo tăng 400 đồng/kg đối với thức ăn đậm đặc và thức ăn cho lợn con; 300 đồng/kg đối với các loại khác. Công ty GreenFeed cũng thông báo tăng đồng loạt 400 đồng/kg đối với tất cả các loại cám dành cho gia súc, gia cầm.
Hàng loạt công ty khác như Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, CJ Vina Agri, DeHues… cũng đồng loạt thông báo tăng giá từ 300-400 đồng/kg đối với các mã thức ăn chăn nuôi.
Với mức giá tăng như này, giá thức ăn chăn nuôi đang ở mức 350.000-400.000 đồng/bao 25kg. Thậm chí, một số loại cám dành cho lợn con, gà con tăng lên 510.000 đồng/bao 25kg (tăng khoảng 100.000 đồng so với thời điểm đầu năm 2022 và tăng gần 50% so với thời điểm cuối năm 2020 ở mức từ 200.000-230.000 đồng/bao).
Chị Nguyễn Thị Lương (một đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại TP.Việt Trì) cho biết, các nhà sản xuất thông báo rằng, do nguồn nguyên liệu khan hiếm, cộng thêm chi phí vận chuyển không ngừng đội lên, nên giá thành phẩm cứ thế tăng theo.
Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến người chăn nuôi chung và người chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng đối diện với nhiều khó khăn.
Ông Trần Quốc Hùng (xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) cho biết, hiện nay, giá lợn hơi đang dao động ở mức từ 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Với mức giá này, người chăn nuôi trang trại lãi rất thấp, đối với người chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ hòa vốn. Chỉ khi giá lợn hơi đạt mức 65.000 đồng/kg thì người nuôi mới có lãi chút ít, khoảng 400.000 đồng/100kg lợn hơi.
"Dù biết chăn nuôi giờ quá vất vả nhưng không đầu tư nuôi bây giờ thì khi giá lợn tăng lại không có lợn thương phẩm để bán. Do vậy, tôi vẫn cố gắng cầm cự, đợi giá thức ăn chăn nuôi giảm nhiệt mới dám tăng đàn," ông Hùng cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Hiệp (khu 6, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) buồn rầu: "Xăng dầu, cám cứ 'nắm tay' nhau tăng giá. Tính ra, từ đầu năm đến nay, mỗi tháng giá thức ăn chăn nuôi lại tăng một lần. Tình trạng này, người chăn nuôi nhỏ như chúng tôi không có lãi, thậm chí thua lỗ, khó mà cầm cự được. Có lẽ xuất hết lứa lợn này gia đình tôi phải dừng nuôi".
Chị Nguyễn Thị Hoa (xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ, trước đây, gia đình chị nuôi trên 2.000 con gà. Hiện nay, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao quá nên gia đình chị giảm đàn lại.
Chị Hoa tính toán, một con gà nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng tốn từ 8-10kg cám, chưa tính các loại thức ăn bổ sung, chưa kể tiền con giống, tiền thuốc thú y, tiền điện… Vào thời điểm cuối tháng 3/2022, giá cám gà là 9.800 đồng/kg, hiện tăng lên 14.000 đồng/kg. Như vậy, riêng chi phí thức ăn cho 1 con gà lên đến 140.000 đồng.
"Với mức giá gà thành phẩm hiện tại khoảng 65.000 đồng/kg thì người nuôi cầm chắc hòa. Nếu không may rủi ro bị dịch bệnh sẽ thua lỗ nặng. Cứ đà tăng giá thức ăn chăn nuôi như này, gia đình tôi có khi đóng cửa chuồng, đi làm thuê thời vụ hoặc đi làm công ty cho yên tâm", chị Hoa than thở.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.