Hai xã Tiến Thành và Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là nơi có số hộ nuôi gà nhiều nhất tỉnh. Thế nhưng, hiện nay bà con nông dân đang lâm cảnh điêu đứng vì giá gà rẻ, thua lỗ nặng, một số hộ chán nản không cho gà ăn, để tự chết hàng loạt…
Hàng trăm hộ dân ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nhiều tháng nay rất lo lắng bởi chăn nuôi lợn vốn là một nghề truyền thống ở địa phương, nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lợn hơi cả sụt giảm mạnh, nhiều hộ sản xuất cầm chừng.
Giá thức ăn tăng kỷ lục trong nhiều tháng liền trong khi giá lợn hơi sụt giảm, khiến người chăn nuôi ở nhiều địa phương lâm vào tình cảnh thua lỗ, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có giải pháp đảm bảo "cung - cầu".
Giá thức ăn liên tiếp tăng cao, giá lợn hơi thì liên tục giảm khiến người chăn nuôi lợn lỗ lại chồng thêm lỗ. Vì vậy, nhiều nông hộ, trang trại nhỏ ở Thanh Hóa phải thay đổi khẩu phần ăn để duy trì đàn và cầm cự trong chăn nuôi lợn.
Khảo sát tại một số vùng chăn nuôi ở miền Bắc, phóng viên Báo NTNN ghi nhận thấy nhiều nông dân đang khốn đốn, nợ nần đầm đìa vì nuôi lợn. Có trường hợp nông dân phải bỏ nghề, trốn nợ lên thành phố mưu sinh.
Ngày 23/3, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã có buổi đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân trước tình trạng giá thức ăn, phân bón tăng cao trong khi vốn thiếu.
Thức ăn chăn nuôi là một trong những mặt hàng tăng giá liên tục và tăng rất mạnh thời gian qua. Riêng năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng giá 6 lần khiến người chăn nuôi khóc dở mếu dở. Mãi gần đây, các ông lớn trong ngành mới có động thái giảm giá.
Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.