Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chúng tôi đến thăm trại nuôi bò sữa của ông Phạm Văn Vũ tại xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi, TP.HCM) vào một buổi trưa. Trong dãy chuồng, nhiều con bò sữa đang nằm thở dốc dưới cái nóng, cạnh đó là những khung chuồng bỏ trống…
Anh Kiệt - người chăm sóc tại trại bò sữa của ông Vũ cho biết, trước đây trại nuôi khoảng 70 con bò sữa. Tuy nhiên, đầu năm 2023, ông Vũ đã bán đi hơn 10 con bò đực.
"Hiện, trại có tổng cộng 40 con bò sữa lớn nhỏ, trong đó có 16 con bò đang cho sữa. Mấy tháng trước trại đã bán đi hơn 10 con bò đực, do nuôi bò đực đã không cho sữa lại tốn nhiều tiền thức ăn" - anh Kiệt cho biết.
Trong chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030, TP.HCM xác định tiếp tục duy trì đàn bò sữa ở mức 60.000 con.
Hiện, với 16 con bò đang cho sữa, mỗi ngày trại của ông Vũ thu được khoảng 150kg sữa. Mỗi kg sữa đạt chất lượng được cơ sở thu mua với giá 14.000-15.000 đồng. Như vậy, một ngày trại bò của ông Vũ thu về hơn 2,2 triệu đồng.
Trong khi đó, mỗi ngày tại trại nàychi phí thức ăn cho mỗi con bò sữa 100.000-120.000 đồng. Tính ra, số tiền bán sữa trong ngày chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% chi phí thức ăn của cả trại bò sữa.
Tại trang trại nuôi bò sữa của bà Lê Ngọc Mỹ (xã An Phú, Củ Chi), tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn. Đây là trang trại bò sữa được xây dựng quy mô, trang bị công nghệ cao. Quanh trang trại là cánh đồng trồng cỏ voi rộng bát ngát dùng làm thức ăn cho bò.
Anh Liêu Chia - người chăm sóc bò tại đây cho biết, trước đây trang trại có hơn 100 con bò sữa. Từ đầu năm 2023 đã bán bớt, giờ chỉ còn khoảng 50 con. Lý giải về nguyên nhân bán bò, anh Chia thổ lộ, trước đây giá sữa bò rất tốt, trong khi thức ăn rẻ. "Giờ giá cám lên gấp đôi mà giá sữa vẫn vậy nên nuôi bò không có lời. Xung quanh đây, nhiều hộ chăn nuôi bò sữa nhỏ lẻ trụ không nổi nên bỏ nghề rồi" - anh Chia cho biết.
Tại trang trại của bà Mỹ, nguồn cỏ được chủ động trồng nên giảm được phần nào chi phí. Điện tại đây cũng sử dụng điện năng lượng mặt trời nên tiết kiệm hơn các nơi khác. Tối ưu là vậy, nhưng thời gian qua trang trại vẫn phải thường xuyên bù lỗ. "Từ đầu năm đến giờ tháng nào trại cũng phải bù lỗ" - anh Chia bộc bạch.
Giảm đàn bò sữa
Theo UBND huyện Củ Chi - huyện chăn nuôi bò sữa lớn nhất tại TP.HCM, năm 2018 tổng đàn bò sữa trên địa bàn là 61.896 con, đến năm 2022 giảm còn 39.112 con.
Ông Lê Đình Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, tại các xã Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Bình Mỹ do tốc độ đô thị hóa nhanh nên số lượng đàn bò tại các xã này đang giảm đáng kể. Riêng tại xã Tân Thông Hội, tổng đàn bò năm 2017 khoảng 25.000 con, đến nay còn khoảng 12.000 con.
Tại Hội thảo "Nâng cao giá trị kinh tế trong chăn nuôi bò sữa" diễn ra cuối năm ngoái ở TP.HCM, PGS-TS Trần Tiến Khai nhận định, nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa ở TP.HCM, như đô thị hóa, công nghiệp hóa, thiếu đồng cỏ chăn thả, quy mô chăn nuôi không đủ lớn để tạo ra lợi thế kinh tế, có thể sự suy giảm lợi tức của người nuôi là một yếu tố cốt lõi.
Năm 2015, tổng đàn bò sữa của TP.HCM có hơn 100.000 con, hiện còn hơn 49.800 con với 3.700 hộ tham gia nuôi. Trong Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030, thành phố xác định tiếp tục duy trì đàn bò sữa ở mức 60.000 con.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.