Gia vị

  • Thịt chua đã có từ bao giờ? Có lẽ chẳng thể ai đoán được chính xác. Người ta chỉ biết rằng món thịt chua được bắt nguồn từ món ăn của đồng bào Mường ở miền trung du đất tổ Vua Hùng. Phải chăng, cái ngày xưa ấy khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, không có tủ lạnh để bảo quản thịt mà người Mường xứ này đã nghĩ ra một cách thức bảo quản thịt là muối chua?
  • Tên gọi phá lấu quen thuộc trong các món ẩm thực ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt là đối với đồng bào người Hoa. Phá lấu mang một nghĩa dân dã trong đời sống. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi nấu, ăn dần.
  • Có dịp về vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày hè, mời bạn hãy khám phá cho được món cá phèn râu kho tộ, tôi tin chắc bạn sẽ hài lòng và tấm tắc khen mãi trong suốt cuộc hành trình tham quan miền Tây này!...
  • Cá bống tượng có thể chế biến thành nhiều món ngon độc đáo, phổ biến nhất là chưng tương, kho lạt, nấu cháo. Gần đây nhiều nhà hàng đặc sản đã biến tấu thêm món “Cá bống tượng hấp me non”. Đặc điểm của món cá hấp này là giữ được độ ngọt tự nhiên và mùi vị đậm đà giúp cho người ăn có cảm giác thú vị, càng ăn càng thích tìm tòi và khám phá.
  • Có dịp về Tri Tôn, tỉnh An Giang, bạn hãy khám phá món gỏi gà trộn bắp chuối luộc, cơm mẻ, lá trúc thật thơm ngon và hấp dẫn!
  • Đọt choại, có người gọi là “đọt chại”, “rau chạy”, nhưng miệt rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ đều gọi là “đọt choại”, tức phần đọt của dây choại.
  • Từ lâu vùng lòng hồ sông Đà (Hòa Bình) đã nổi tiếng với rất nhiều loài cá ngon như cá măng, cá trắm đen, cá thiểu, cá lăng… Và cũng chính từ những loài cá đặc trưng này, với cách chế biến khéo léo của người dân bản địa đã tạo nên nhiều món ẩm thực độc đáo, thơm ngon riêng có của đất Hòa Bình. Cá sông Đà nướng là một trong những món ẩm thực như vậy…
  • Nếu có dịp về miền Tây, mời bạn hãy tìm cơ hội để thưởng thức món cá dảnh kho trái giấm “đặc hữu” này. Còn gì thú vị bằng trong những ngày hè được thưởng thức tô cá dảnh kho trái giấm nóng hổi thơm lừng!.
  • Đã hơn 10 năm trôi qua, không hiểu sao, tôi vẫn nhớ như in hương vị ngọt lành rất đặc trưng của món gà che (nhiều người quen gọi là gà tre) xào lá cách do chính tay má nấu.
  • Những ngày tháng Năm đầy nắng, dạo quanh các ao hồ dễ dàng bắt gặp lác đác những chiếc xuồng cùng các lão nông cởi trần đi chài cá. Người dân quê sau ngày mùa rảnh rỗi thường đến các đầm cá đã thu hoạch xong rồi để “bắt hôi”. Do nước trong hồ còn sâu nên họ phải dùng chài để bắt cá. Âu đó cũng là thú vui dân dã, góp phần tạo nên nét sinh hoạt thường thấy ở miền Tây.