Nếu mất ngủ hãy làm ngay những điều này, bạn sẽ bất ngờ

Nhật Hà (Theo Njcardiovascular) Thứ hai, ngày 13/06/2022 13:29 PM (GMT+7)
Người thiếu ngủ thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như đau tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý khác như béo phì và tiểu đường loại 2. Trong khi đó, chỉ cần bạn thay đổi một vài thói quen sinh hoạt là có thể cải thiện được giấc ngủ.
Bình luận 0

Giấc ngủ ngon có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?

Giấc ngủ có ảnh hưởng tới tim mạch của bạn như thế nào? - Ảnh 1.

Bạn đã ngủ bao nhiêu tiếng đêm qua? Bạn thức dậy có cảm thấy thư thái và tỉnh táo không? Người lớn cần ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm.

Tuy nhiên trong thế giới bận rộn ngày nay, giấc ngủ chất lượng có vẻ là một điều xa xỉ. Thiếu ngủ khiến não bộ như bị sương mù, thậm chí nặng hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trên thực tế, thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường loại 2 và béo phì và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ.

Làm sao để có giấc ngủ ngon?

Tạo thói quen tập thể dục

Giấc ngủ có ảnh hưởng tới tim mạch của bạn như thế nào? - Ảnh 2.

Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện giấc ngủ. Ảnh: Unsplash

Tập thể dục rất tốt cho cơ thể và tâm trí, và hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cố gắng dành khoảng 30 phút tập thể dục vừa phải ít nhất 5 ngày/1 tuần để ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Hơn nữa, tiếp xúc với ánh sáng ban ngày tự nhiên cũng giúp điều chỉnh đồng hồ bên trong cơ thể, vì vậy tập thể dục bên ngoài mang lại một số lợi ích. Hãy thử đi bộ, đạp xe, hoặc bơi lội bên ngoài vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ

Một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn. Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.

Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ giúp bạn chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon hơn. Tránh ăn, uống và tập thể dục trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Dành thời gian chăm sóc bản thân, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc đọc sách.

Tránh ánh sáng xanh nhân tạo

Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, bởi các ánh sáng nhân tạo phát ra từ smartphone hay máy tính bảng ngăn cản bộ não sản xuất melatonin, chất hóa học giúp bạn đi vào giấc ngủ và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh đó, bước sóng xanh do điện thoại phát ra cũng gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học và làm cho bạn khó ngủ hơn.

Tạo một môi trường ngủ thư giãn

Giấc ngủ có ảnh hưởng tới tim mạch của bạn như thế nào? - Ảnh 3.

Phòng ngủ ít đồ đạc, gọn gàng ngăn nắp khiến giấc ngủ đến nhanh hơn. Ảnh: Unsplash

Nơi ngủ cũng quan trọng như thói quen ban đêm. Phòng ngủ sáng sủa, ồn ào hoặc lộn xộn có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, trong khi môi trường thư giãn có thể khiến giấc ngủ đến nhanh hơn.

Giữ phòng ngủ tối và yên tĩnh bằng cách loại bỏ những thứ gây xao nhãng như TV, máy tính và điện thoại.

Điều chỉnh nhiệt độ điều hoà xuống để làm cho phòng mát hơn, đồng thời chọn bộ đồ ngủ mềm mại, thoải mái.

Có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) hay còn gọi là nhạc trắng (ví dụ như nhạc không lời, tiếng nước chảy, tiếng chim hót...) từ lâu được khoa học chứng minh có thể giúp con người tập trung hơn, dễ ngủ hơn và là một trong những biện pháp giúp thư giãn hiệu quả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem