Theo BBC, tục không làm cửa trước cho mọi ngôi nhà trong ngôi làng ở Ấn Độ bắt nguồn từ một truyền thuyết huyền bí cách đây 300 năm.
Ngôi nhà không có cửa ở Shani Shingnapur.
Truyền thuyết kể rằng, một đêm mưa gió 300 năm về trước, sau một cơn mưa lũ khủng khiếp, người dân làng phát hiện hiện một tảng đá đen trôi dạt vào sông Panasnala chảy ngang qua làng. Khi người dân chạm vào tảng đá đen cao tới 1,5m thì máu bắt đầu chảy ra từ đó.
Những phụ nữ làng ngồi trước ngôi nhà không có cửa.
Sau đó, người đứng đầu ngôi làng mơ thấy thần Shani (thần sao Thổ) và vị này tiết lộ, tảng đá đen kia là tảng đá thần, có khả năng che chở, bảo vệ dân làng.
Tảng đá đen thần thánh ở Shani Shingnapur thu hút khoảng 40.000 người mộ đạo và khách du lịch tới thăm mỗi ngày.
Kể từ đó, làng Shani Shingnapur bắt đầu phá bỏ những cánh cửa ở các ngôi nhà vì quan niệm rằng, thần linh luôn dõi theo họ, che chở, bảo vệ họ khỏi mọi nguy hiểm nên các ngôi nhà đều không cần phải có cửa nữa.
Thậm chí ngay cả các toilet công cộng trong làng cũng không có cánh cửa che.
Trẻ em làng Shani Shingnapur đứng trước ngôi nhà không có cửa.
Theo đó, chỉ duy nhất ở Shani Shingnapur, việc làm cửa bị xem là xúc phạm thần linh. Họ tin bất kỳ ai trộm cắp sẽ bị mù lòa, gây tội lỗi sẽ gặp xui xẻo trong nhiều năm. Người làng khẳng định rằng ở ngôi làng này hoàn toàn không có trộm cắp, cướp giật hoặc người say rượu.
Nhờ truyền thuyết về tảng đá linh thiêng, mỗi ngày làng Shani Shingnapur đón tới 40.000 người mộ đạo và khách du lịch từ khắp Ấn Độ cũng như nước ngoài tới thăm.
Người dân ở Shani Shingnapur tin rằng trong làng hoàn toàn không có trộm cắp, cướp giật.
15 năm trước, người làng chủ yếu sống bằng nghề trồng mía, nhưng hiện nay du lịch chính là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.