Giải mã nghề "hái ra tiền" của giám đốc 8X Nguyễn Vũ Quốc Anh
Giải mã ngành nghề "hái ra tiền" của Giám đốc 8X Nguyễn Vũ Quốc Anh
Huỳnh Dũng
Thứ năm, ngày 03/06/2021 11:45 AM (GMT+7)
Giám đốc 8X Nguyễn Vũ Quốc Anh sinh năm 1986 gây chú ý với doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng tại TP.HCM. Trong một bài phỏng vấn, ông có nhắc tới rằng, tập đoàn bên ông là doanh nghiệp về công nghệ phần mềm tự động nhân bản 5.0. Một khái niệm nghe có vẻ khá mới mẻ.
Giám đốc 8X Nguyễn Vũ Quốc Anh - người đứng đầu siêu công ty vốn hơn 500.000 tỷ đồng cho rằng, công ty sẽ hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu viết các sản phẩm phần mềm công nghệ kinh doanh tự động nhân bản 5.0, nhằm giúp các doanh nghiệp trong quy trình chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và phát triển bền vững, đẩy mạnh hình thức kinh doanh tự động theo mô tip nhân bản 5.0, với mục đích chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh hứa hẹn cũng sẽ làm một cuộc họp báo sớm trong tháng này, có thể là ngày 9 hoặc ngày 15 để nói chuyện trước truyền thông.
"Kế hoạch của chúng tôi là từ nay đến cuối năm sẽ mở ở 150 quốc gia. Tôi đã làm việc với luật sư của tôi ở cả Việt Nam và Mỹ".
"Tôi khẳng định rằng công ty chúng tôi sẽ cung cấp sự chuyển đổi số cho các doanh nghiệp với tốc độ rất nhanh. Chưa kể đến các doanh nghiệp khác cũng bán sản phẩm qua store của chúng tôi, lúc ấy doanh thu hàng tháng về mấy trăm triệu USD cũng là điều bình thường".
Trở lại với câu chuyện công nghệ phần mềm tự động nhân bản dữ liệu, phải nhìn nhận thực tế từ một số thách thức mà các doanh nghiệp thường xuyên đối mặt xung quanh môi trường cơ sở dữ liệu của họ.
Thách thức lớn nhất là cơ sở dữ liệu ngày càng phát triển rất nhiều. Có khi khối dữ liệu nhiều tới mức terabyte, đôi khi là hàng trăm terabyte, và điều này xuất hiện chủ yếu trên tất cả các nền tảng lớn.
Còn các doanh nghiệp/ tổ chức mong đợi dữ liệu luôn trực tuyến và có thể truy cập vô thời hạn, điều này gây áp lực lớn ngành dữ liệu công nghệ. Cộng vào đó, tình trạng tấn công mạng xảy ra ngày càng ồ ạt, nhiều dữ liệu bị đánh cắp, mã hóa tinh vi, đánh sập web…Câu chuyện này đặt ra một nhu cầu đó cần thay thế các kỹ thuật/ công nghệ cũ đã lỗi thời và kém hiệu quả để nhân bản dữ liệu. Đó là lý do tại sao khái niệm công nghệ phần mềm tự động nhân bản bắt đầu dần được nhắc tới.
Về công nghệ phần mềm tự động nhân bản, có thể hiểu nôm na đây là các bộ phần mềm chuyên hỗ trợ để tạo ra bản sao cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp ở mọi thời điểm một cách tự động, nhanh chóng, kịp thời.
Nhân bản cơ sở dữ liệu là gì?
Nhân bản cơ sở dữ liệu là khả năng có thể tạo bản sao ảo ngay lập tức theo yêu cầu của bất kỳ cơ sở dữ liệu nào độc lập với kích thước. Hiểu cách khác thì nhân bản dữ liệu là một loại hoạt động khác nhau để sao chép và sao lưu trong đó môi trường nhân bản có đầy đủ chức năng và riêng biệt theo đúng nghĩa.
Nhân bản còn là một kĩ thuật quan trọng và hữu hiệu trong việc phân bố cơ sở dữ liệu (CSDL) và thực thi các Stored procedure. Kĩ thuật nhân bản trong SQL Server cho phép bạn tạo ra những bản sao dữ liệu giống hệt nhau, di chuyển các bản sao này đến những vùng khác nhau và đồng bộ hoá dữ liệu một cách tự động, để tất cả các bản sao có cùng giá trị dữ liệu. Nhân bản có thể thực thi giữa những CSDL trên cùng một server hay những server khác nhau được kết nối bởi mạng LANs, WANs hay Internet.
Quá trình nhân bản cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm:
- Trong các chu kỳ phát triển ứng dụng để kiểm tra chức năng phải được thực hiện bằng cách sử dụng luôn cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu hiện tại.
- Để tạo một hệ thống thử nghiệm trước khi bạn giới thiệu bản phát hành sản phẩm mới hoặc các chức năng mới vào môi trường sản xuất.
- Dùng để khôi phục dữ liệu bị xóa nhầm hoặc thay đổi, hay sau cuộc tấn công mạng.
Tại sao nhân bản dữ liệu lại quan trọng đối với chuyển đổi kỹ thuật số?
Nikita Ivanov là Người sáng lập và CTO của Tổ chức GridGain Systems và cũng là diễn giả quốc tế thường xuyên. Theo ông được biết, 85% doanh nghiệp không tận dụng hiệu quả từ quy trình nhân bản dữ liệu lớn để làm tiền đề cho các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số của họ.
Trong khi nguyên nhân của sự thất bại rất đa dạng, từ các vấn đề về quy trình công nghệ tiếp cận đến vấn đề con người, có một thách thức cơ bản về chất lượng và an toàn dữ liệu thường là nguyên nhân gốc rễ của sự thất bại, và trì hoãn trong quy trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Một cuộc khảo sát của Experian cho thấy, 68% doanh nghiệp Mỹ gặp phải thế bị động về độ an toàn và phục hồi dữ liệu kém đối sau các sự cố, điều này khiến các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số bị chậm bước đi rất nhiều.
Thông thường, các vấn đề quan trọng về chất lượng an toàn dữ liệu thường bị bỏ qua trừ khi chúng trở thành một nút thắt cổ chai nghiêm trọng gây ra sự thất bại của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Chỉ đến thời điểm này, các doanh nghiệp mới nhận ra rằng, họ đã xây dựng nền tảng dữ liệu của mình trên "cát". Trong bài viết này, Nikita Ivanov nêu bật một số vấn đề chính mà doanh nghiệp gặp phải.
Đối với hầu hết các tổ chức, vấn đề với nhân bản dữ liệu chỉ được đưa ra ánh sáng khi một sáng kiến hay công đoạn chuyển đổi kỹ thuật số bị tạm dừng, do dữ liệu không được chuẩn bị, hay bảo mật không đủ tốt.
Thông thường trong trường hợp sáp nhập, các công ty phải vật lộn nhiều nhất với hậu quả của dữ liệu kém. Khi hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) của một công ty bị rối loạn, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai hệ thống mới sau sáp nhập. Nói tóm lại, việc triển khai chiến lược dữ liệu tổng thể hiệu quả trong toàn doanh nghiệp là nền tảng quan trọng để xây dựng hành trình chuyển đổi kỹ thuật số thành công.
Giám đốc 8x Nguyễn Vũ Quốc Anh của siêu công ty vốn hơn 500.000 tỷ đồng tính toán kiếm tiền ra sao?
Về số tiền 21,7 tỷ USD (tương đương 500.000 tỷ đồng), thực ra đối với tôi chỉ là con số khiêm tốn thôi, chẳng là gì đối với tôi cả. Mục đích của tôi khi viết lên con số này đã được tính toán hết cả. Cứ thử tính toán xem, nếu tính riêng Việt Nam đã là 1,4 triệu doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một sản phẩm nhỏ thôi để giúp doanh nghiệp vận hành được, giúp cho chuyển đổi số của doanh nghiệp. Chúng tôi đơn giản chỉ lấy 1 triệu/tháng thôi thì số tiền lấy về sẽ "khủng" cỡ nào, huống chi là doanh nghiệp chúng tôi phát triển trên 150 quốc gia.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.