Một nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã giải mã bí ẩn về công thức chế tạo ra loại mực xanh viết trên sách giấy cói của người Ai Cập cổ đại.
Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra người Ai Cập thời cổ đại đã trộn thêm đồng (Cu) vào mực đen có thành phần là carbon.
Người Ai Cập đã sử dụng công thức này để sản xuất mực trên khắp đất nước từ khoảng năm 200 TCN đến năm 100 sau Công nguyên.
Theo các chuyên gia Đại học Copenhagen, thành phần đồng trong mực viết của người Ai Cập thời cổ đại được lấy chủ yếu trong các khoáng vật như cuprite (Cu2O), azurite (Cu3[CO3]2[OH]2) và malachite (Cu2CO3[OH]2).
Những khoáng vật trên có thể được tìm thấy ở dọc toàn bộ chiều dài của sa mạc phía đông và ở Sinai, Ai Cập.
Người cổ đại sử dụng những khoáng vật trên để tạo ra sắc tố màu xanh dương và xanh lục.
Với việc tìm ra thành phần chính xác loại mực viết của người Ai Cập cổ đại có ý nghĩa quan trọng.
Phát hiện mang tính đột phá này có thể giúp các chuyên gia tìm ra phương pháp tốt nhất để bảo quản các hiện vật giấy cói cổ xưa của người Ai Cập đã được tìm thấy một cách vẹn nguyên.
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.