Giải mã thông điệp ẩn giấu trong Tuyệt đỉnh Kungfu của Châu Tinh Trì
Tuyệt đỉnh Kungfu của Châu Tinh Trì ấn giấu thông điệp bí ẩn gì?
Thứ hai, ngày 03/04/2023 11:30 AM (GMT+7)
Không chỉ là thần tượng lớn trong lòng khán giả, cố nhà văn Kim Dung còn là thần tượng của nhiều ngôi sao lớn, trong đó có “Vua hài Hong Kong” Châu Tinh Trì.
Trên QQ có bài viết phân tích về tác phẩm kinh điển Tuyệt đỉnh Kungfu (Kungfu Hustle) của Châu Tinh Trì. Phim ra mắt cuối năm 2004 với kinh phí 20 triệu USD nhưng đã mang về doanh thu 100 triệu USD.
Bên cạnh đó, phim mang về cho Châu Tinh Trì vô số đề cử và giải thưởng danh giá. Tại giải Kim Tượng 2004 (do Hong Kong tổ chức), Tuyệt đỉnh Kungfu được đề cử 16 giải trong đó giành chiến thắng ở 5 hạng mục. Tại giải Kim Mã (do Đài Loan tổ chức), phim cũng nhận được đề cử 10 trong đó trúng 5 giải.
Tuyệt đỉnh Kungfu được đánh giá cao do là một bộ phim tràn ngập biểu tượng, ẩn giấu nhiều thông điệp sâu sắc mà càng phân tích, khán giả càng khâm phục tài năng của Châu Tinh Trì.
Theo đó, tên của hai vợ chồng chủ nhà trọ là Bao Tô Ông và Bao Tô Bà, cũng là tên gọi trong giới giang hồ của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Trong phim, Bao Tô Ông sử dụng Thái cực quyền, Bao Tô Bà dùng Sư tử hống, đều là những môn võ công nổi tiếng của cặp đôi Thần điêu hiệp lữ. Hỏa Vân Tà Thần dùng Cáp mô công giống với Âu Dương Phong. Lão ăn mày xòe ra 5 cuốn bí kíp võ công ở cuối phim đều là những môn võ thuật nổi danh trong truyện của cố nhà văn Kim Dung. Qua đây có thể thấy Kim Dung có ảnh hưởng rất lớn đối với Châu Tinh Chì.
Truyền thông Trung Quốc cũng từng đưa tin, sau thành công của Tuyệt đỉnh Kungfu, Châu Tinh Trì đã tìm đến cố nhà văn Kim Dung và gửi lời cảm ơn đến ông. Châu Tinh Trì còn chủ động đề nghị trả phí bản quyền cho Kim Dung vì đã quay Tuyệt đỉnh Kungfu.
Theo đó, trong Tuyệt đỉnh Kungfu, Châu Tinh Trì dùng một số từ quen thuộc trong tiểu thuyết của Kim Dung. Đó là Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Thần điêu hiệp lữ, Sư tử hống, Cáp mô công, Thái cực quyền. Ngoài ra, một số mánh khóe trong bộ phim cũng được Châu Tinh Trì học hỏi từ tiểu thuyết của Kim Dung. Vì vậy nên rất mong Kim Dung sẽ nhận một phần phí tác quyền.
Khi đó, Kim Dung rất ngạc nhiên. Tiểu thuyết gia cho rằng Tuyệt đỉnh Kung Fu không cải biên từ Thần điêu đại hiệp nên việc thu phí là điều vô lý. Nhưng vì Châu Tinh Trì ra sức thuyết phục nên Kim Dung đã đưa ra mức giá 10.000 HKD (gần 30 triệu đồng) cho một từ.
Cuối cùng Châu Tinh Trì thanh toán cho Kim Dung tổng số 60.000 HKD phí tác quyền (tương đương 180 triệu đồng). Sau đó, Kim Dung đã dùng toàn bộ số tiền đó ủng hộ cho các nạn nhân sóng thần ở Nam Á.
Hành động của Châu Tinh Trì khiến Kim Dung vô cùng ấn tượng và hết lời khen ngợi. Tiểu thuyết gia đánh giá cao sự trung thực của Châu Tinh Trì. Cả hai giữ mối quan hệ bạn bè từ đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.