Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mông Cổ là sắc tộc Trung Á, thành đế quốc liền lạc và rộng lớn nhất thế giới từ Thành Cát Tư Hãn và con cháu. Thát Ðát hay Tatars là sắc dân Thổ, bị Mông Cổ hóa, nhưng theo Hồi Giáo. Tại Krym, ta còn nghe nói đến sắc dân này. Ðế quốc Nga manh nha thành hình trước đó, từ khi Ivan III mở về hướng Tây, hoặc chạy khỏi sức ép Mông Cổ từ hướng Ðông, rồi phát triển lên hướng cực Bắc và Ðông Bắc tới rặng Urals.
Tới Hung đế Ivan IV thì Nga mới quay về hướng Ðông, chiếm đóng và khóa chặt đường xâm nhập truyền thống của Mông Cổ rồi bành trướng xuống miền Nam tới biển Caspian và rặng núi Caucasus, chiếm đóng vùng đất của dân Thát Ðát Tatars. Qua những nỗ lực mở mang, Ðại công tước đất Muscovy (Moskva) mới lên ngôi thành Sa Hoàng Ivan IV. Chữ sa hoàng hay Tsar là phiên âm từ Caesar, hoàng đế thời đế quốc La Mã.
Từ lịch sử hình thành này, qua vài chi tiết khái quát đó, người ta có thể nhận thấy một đặc tính: Ðế quốc Nga, hay dân Nga nói chung, có một lãnh thổ trống trải khó phòng ngự, đã từng bị ngoại bang hay ngoại tộc xâm chiếm nhiều lần.
Ba hướng xâm lăng truyền thống là từ các nước Bắc Âu phía Tây Bắc vào tới St. Peterburg; từ các nước ngày nay gọi là Tây Âu qua bình nguyên có tên là North European Plain (mà nếu dịch thành Bắc Âu thì lại gây hiểu lầm) vào tới Moskva, và từ các thảo nguyên Trung Á ở hướng Ðông Nam, cũng lên tới Moskva.
Hướng thứ nhất (hãy cứ nghĩ đến dân Viking cho đơn giản) giải thích vì sao Nga cứ phải canh chừng biển Baltic và trung lập hóa Phần Lan. Hướng thứ hai, từ Phổ, Pháp, Ðức vào tới Moskva khiến ta không quên – mà nên nhớ – rằng trong ba đại đế của Nga (Ivan, Peter và Catherine) thì bà Catherine là người Phổ. Hướng thứ ba là khi Mông Cổ tiêu diệt xứ Kievan Rus, tiền thân của nước Nga, vào thế kỷ 13.
Vì địa dư hình thể, dân Nga không thể trông chờ vào sự bảo vệ của thiên nhiên hiểm trở như sông, núi, rừng sâu, vực thẳm, biển cả hay sa mạc. Nếu an phận và chủ hòa, họ chỉ mong rằng chướng ngại của thiên nhiên sẽ giảm đà xâm lược, cho chậm lại, mà thôi. Nhưng các Sa hoàng không an phận như vậy. Muốn tồn tại, họ phải chủ động chinh phục, chiếm đóng và kiểm soát xứ khác để có những vùng trái độn.
Từ thời Kievan Rus đến các sa hoàng của đế quốc Nga, nước Nga có bản năng bành trướng để tự vệ qua bốn hướng.
Thứ nhất là mở mang và xây dựng hậu cứ tại phía Bắc và phía Ðông, trong những vùng giá lạnh khó sống và được rặng núi Urals bảo vệ. Khái niệm “hậu cứ” này có nghĩa là nếu Moskva có bị chiếm đóng (bóng dáng Hoàng Ðế Napoléon của Ðại Pháp) thì họ còn có nơi quật khởi. Dân ta có thể nghĩ đến Hoa Lư Ninh Bình là hậu cứ cho Long Biên hay Thăng Long Hà Nội…
Thứ hai là bành trướng về hướng Nam đến rặng núi Caucasus và hướng Ðông Nam qua các thảo nguyên để ngăn ngừa các đợt tấn công từ Châu Á. Và nếu được thì còn tiến xa hơn nữa, cho tới Trung Á và sa mạc Siberia làm hậu cứ phòng ngự. Vai trò của các nước Cộng Hòa Trung Á hay sáng kiến thành lập Liên Hiệp Quan Thuế Âu-Á của Vladimir Putin nằm trong hướng đó.
Thứ ba là tiến về hướng Tây càng xa càng hay, bao trùm lên bình nguyên Bắc Âu (North European Plain), vượt qua rặng Carpathes tại phía Tây Nam, và khống chế các nước nằm ở vòng ngoài khu vực này, các nước “ngoại biên.” Ðặc tính ấy khiến ta hiểu ra tầm quan trọng của các nước như Ba Lan ở phía Bắc hay Ukraina, Moldovia, Georgia, Armenia ở phía Nam.
Thứ tư là tìm xuống vùng biển nóng, với những hải cảng có thể thông thương ra ngoài để có nguồn lực kinh tế hỗ trợ cho khu vực nội địa trong đại lục. Vị trí của Hắc Hải và bán đảo Krym có tính chất chiến lược ở lý do đó.
Với diện tích rộng lớn, họ phải sống chung với nhiều sắc dân đã bị thôn tính nên lãnh đạo Nga phải làm mọi cách để các sắc dân đó không thể quật khởi hoặc liên kết với các lực lượng thù nghịch trong vùng ngoại biên. Hiện nay, Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, với diện tích lên tới 17.100.000 km2, trải rộng từ châu Á sang châu Âu...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.