Giải mã "tiên nhân cưỡi mây" và các thần thú trên mái nhà ở Cố Cung

Thứ bảy, ngày 28/12/2019 07:05 AM (GMT+7)
Tử Cấm Thành là một nơi uy nghiêm và trang trọng, tại sao lại có những con thú với nhiều tư thế khác nhau được tráng men đặt trên mái nhà?
Bình luận 0

Có rất nhiều loại chim thú với hình dáng kỳ lạ được đặt trên mái của các cung điện trong Cố Cung.  Tử Cấm Thành là một nơi uy nghiêm và trang trọng, tại sao lại có những con thú với nhiều tư thế khác nhau được tráng men đặt trên mái nhà?

img

Theo ghi chép trong "Đại Thanh hội điển", thứ tự của những con thú được tráng men này là: Rồng - Phượng - Sư tử - Thiên mã - Hải mã - Toan nghê (là một trong chín đứa con của rồng trong các truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc, hình dạng giống sư tử) - Hiệp ngư ( hay còn gọi là áp ngư, một loại dã thú ở biển, trong thần thoại và truyền thuyết Trung Quốc, áp ngư và toan nghê là những vị thần hô phong hoán vũ, dập lửa và phòng tránh thiên tai) – Giải trãi ( là một thần thú trong thần thoại và truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc. Con lớn to như một con bò, con nhỏ to ngang một con cừu. Giải trãi tương tự như một con kỳ lân, trên trán có 1 sừng, trí tuệ phi phàm, hiểu tiếng người và biết phân biệt trái phải) – Đấu ngưu (bò tót) – Hành thập (cũng là một thần thú trong truyền thuyết cổ xưa, có hình dáng một con khỉ có cánh, cầm một chiếc chày vàng tác dụng làm giảm ma thuật. Do đứng ở vị trí thứ 10 nên nó được đặt tên là Hành thập) Trong số đó, vị trí của thiên mã và hải mã, toan nghê và áp ngư có thể được thay thế.

img

Phía trước những thần thú này là các tiên nhân cưỡi phượng hoàng. Theo truyền thuyết, trong thời Chiến Quốc, vua nước Tề là Tề Mân Vương sau khi bị đánh bại và bị truy đuổi đã chạy trốn ra sông. Ông gặp nguy hiểm và gặp một con chim lớn. Tề Mân Vương cưỡi lên lưng chim lớn và băng qua sông để thoát khỏi nguy hiểm. Từ đó, trong các kiến trúc thời cổ đại, hình ảnh các tiên nhân cưỡi phượng hoàng được đặt ở phía trước để thể hiện sự cầu may. 

img

Sự sắp xếp tiếp theo của những thần thú là theo ngụ ngôn. Rồng và phượng đại diện cho giới quý tộc cao nhất. Sừng của rồng giống như sừng hươu, vảy giống như vảy cá và móng vuốt giống như của đại bàng. Các triều đại nhà Đường và nhà Tống được coi là một biểu tượng của cát tường. Các triều đại nhà Minh và nhà Thanh tượng trưng cho đế vương, và hoàng đế tự coi mình là thiên tử, là những con rồng thật sự. Bởi vậy, rồng là tượng trưng của hoàng quyền.

Phượng hoàng là vua của các loài chim, cũng là biểu tượng của sự cát tường. Thời cổ đại, phượng hoàng còn được dùng làm tỉ dụ cho người có thánh đức.   

Sư tử dũng mãnh là vua của núi rừng,  ngụ ý sự dũng cảm và uy nghi, và ý nghĩa của việc bảo vệ luật pháp trong các đền thờ và cung điện.

Thiên mã là ngựa thần, cùng với hải mã là hiện thân của điều tốt lành trong thần thoại cổ đại. Trong thời nhà Hán, những con ngựa tốt ở khu vực phía Tây được gọi là thiên mã, và thiên mã là một biểu tượng cao quý. "Thiên mã hành không, độc vãng độc lai", hình ảnh của chúng được đặt trong các ngôi đền, mang lại dáng vẻ kiêu ngạo, tạo khí thế quần hùng mở mang lãnh thổ. 

Hải mã còn được coi là rồng hạ trần, tượng trưng cho lòng trung thành và điềm lành, trí tuệ và đức hạnh, có thể thông thiên nhập hải, đi khắp tứ phương.   

Toan nghê là một con thú giống với sư tử trong các ghi chép cổ xưa, có thể ăn thịt hổ báo, và là thủ lĩnh của những con thú hùng mạnh. Theo truyền thuyết, một ngày toan nghê có thể đi năm trăm dặm , vì vậy ở trên lư hương thời cổ đại thường có trang trí toan nghê, mang ý nghĩa phò tá bình an.  

Hiệp ngư là một loại một loại thú lạ ở biển, theo truyền thuyết có thể phun nước làm mưa dập lửa. 

Giải trãi là một thần thú có sừng trong truyền thuyết. Nó là một thần thú cực kỳ mạnh mẽ có thể phân biệt đúng sai. Vào thời cổ đại, ngự sử, quan tòa thường đội “giải trãi quán” – cách gọi những chiếc mũ của các quan chấp pháp, thể hiện phân biệt tốt xấu, trừ tà diệt ác. Giải trãi cũng được đặt trên mái nhà tượng trưng cho sự công bằng và vị tha, và có ý nghĩa của chấp pháp.

Đấu ngưu trong huyền thoại có hình dáng giống một con rồng nhưng không có sừng và có chức năng tương tự như hiệp ngư. Thời cổ đại người ta còn tin rằng đấu ngư có thể chấn thủy, thường dựng bia tại các nơi có trận lụt. Đấu ngư được đặt trên mái nhà có ý nghĩa giải thoát cái ác và bảo vệ ngôi nhà.

Hành thập là cái tên được đặt cho con thú xếp thứ mười với hình dạng một con khỉ có cánh.

img

 Sự sắp xếp các tích thú trên mái nhà đều dựa trên quy định chặt chẽ về cấp độ to nhỏ, số lượng của các cung điện trong Tử Cấm Thành. Ví dụ , Càn Thanh cung đứng thứ hai sau Điện Thái Hòa, bởi vậy trên mái cung chỉ có 9 tích thú, thiếu Hành Thập. Khôn Ninh cung là tẩm thất của hoàng hậu thời nhà Minh, nhưng tới thời nhà Thanh chỉ là nơi tế thần và tổ chức hôn lễ nên mái vòm chỉ để 7 tích thú. 6 cung điện từ Đông sang Tây và các nơi ở của hậu phi chỉ có 5 thần thú.  

S.S (Theo NewQQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem