Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngành thủy lợi đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Kết quả đạt được này là nhờ vào những chính sách đổi mới kịp thời của ngành thủy lợi như thủy lợi phí, phí xả thải và miễn, giảm thủy lợi phí.
Sau 5 năm triển khai chính sách giá SPDVTL theo Nghị định Nghị định 96/2018/NĐ-CP năm 2018, mức giá hầu như không đổi so với mức hỗ trợ thủy lợi phí từ năm 2012 trong khi dịch vụ thuỷ lợi đa dạng hơn. Tương tự, quy định phương pháp tính giá phức tạp, thiếu và bị ràng buộc bởi chính sách hỗ trợ dẫn đến hầu hết các địa phương chưa ban hành được giá tính đúng, đủ các thành phần chi phí.
Đến nay, mức giá và mức hỗ trợ tiền sử dụng SPDVTL cũng không thay đổi, trong khi lạm phát đã tăng khoảng 1,4-1,6 lần hơn 10 năm qua. Luật giá năm 2023 đã giúp đơn giản hơn về quy trình quyết định giá nhưng phương pháp định giá và chính sách hỗ trợ giá vẫn đang được thảo luận và chưa có những hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chuyên gia tư vấn của ADB đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ hoàn thiện quy định về giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi, cụ thể như sau:
Khi vận hành theo cơ chế thị trường và giá SPDVTL do nhà nước định giá thì giá phải tuân thủ nguyên tắc cốt lõi là được tính toán đầy đủ chi phí cung cấp dịch vụ tưới tiêu và bảo trì bền vững công trình. Quá trình xây dựng phương án giá và định giá cần bám sát nguyên tắc và quy trình quy định bởi Luật giá năm 2023. Phương án giá phải thuyết minh các căn cứ định giá, điều chỉnh giá và yếu tố hình thành giá. Các cơ quan lập phương án giá cần đánh giá chi tiết về nội dung thuyết minh để phục vụ cơ quan định giá theo quy định, bao gồm các nội dung:
(i) Yếu tố hình thành giá như thời gian, địa điểm và tính chất; (ii) quan hệ cung cầu và khả năng chi trả; (iii) giá cả thị trường (Điều 22, Luật giá năm 2023); (iv) phương pháp tính toán chi phí, nếu đủ điều kiện thì áp dụng phương pháp chi phí hoặc áp dụng phương pháp so sánh và ngược lại.
Công trình thủy lợi Hồ Bình Định trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Ảnh: QN
Tính giá được thực hiện trên cơ sở phương pháp tính toán và tuân thủ các chuẩn mực quy định. Phương án giá (PAG) được thẩm định và trình các cơ quan quản lý định giá dựa trên các phương pháp định giá chung và cụ thể theo quy định. Cơ quan định giá dựa vào PAG do cơ quan tham mưu trình lên để quyết định. Mức giá quyết định có thể bằng, thấp hơn, cao hơn mức giá được trình vì các lý do khác nhau nhưng phải tính đủ để thu hồi toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, hợp lệ mà các đơn vị đã chi ra và mức lợi nhuận phù hợp với quy định. Những chi phí này cũng phải phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh đã chi trả, định mức định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng dịch vụ cung cấp; đảm bảo quan hệ cung cầu, có lộ trình phù hợp theo từng thời kỳ. Giá phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đơn vị khai thác, cung ứng, đối tượng sử dụng SPDVTL và kịp thời điều chỉnh khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Phương pháp tính giá, giá thành toàn bộ cần được xây dựng theo hướng gộp thành một phương pháp định giá chung để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lặp về các công thức định giá và hướng dẫn cách tính các khoản mục chi phí trong giá thành.
Căn cứ vào phương pháp định giá chung để quy định cụ thể phù hợp với đặc thù của sản phẩm, dịch vụ. Cần hướng dẫn chi tiết cụ thể từng nội dung trong mỗi khoản mục chi phí và theo từng giai đoạn hoàn thành sản phẩm, gắn với điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi. Điều này phù hợp với các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm "Phương pháp so sánh" để định giá cho SPDVTL mà trong quá trình quản lý vận hành không phát sinh chi phí, hoặc khó xác định các khoản mục chi không được quy định. Lưu ý rằng cũng cần chỉ dẫn các quy định về điều kiện áp dụng và lựa chọn phương pháp định giá.
Nên thực hiện theo nguyên tắc người sử dụng dịch vụ phải trả tiền và không thu tràn lan, cần phân theo đối tượng thu trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng chi trả. Điều này sẽ góp phần xóa bỏ dần chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với "đầu vào" của những sản phẩm, hàng hóa có "đầu ra" đã theo cơ chế thị trường, nhất là những loại nông sản xuất khẩu.
Các sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi cần xử lý theo hướng quy định mở rộng đối tượng phải thu, nộp và sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi khác thì cần có cơ chế cho phép khai thác, cung ứng, thu và hạch toán "đối-trừ". Việc này nhằm sử dụng nguồn thu bù đắp và hỗ trợ kinh phí bảo trì, giảm hỗ trợ từ ngân sách. Tương tự, cần thu hẹp dần phạm vi hỗ trợ theo hướng nhà nước chỉ hỗ trợ hộ gia đình tại các địa bàn và thuộc đối tượng ưu tiên.
Đối với đơn vị khai thác công trình khi đã thực hiện lộ trình giá, nếu cấp có thẩm quyền quyết định giá thấp hơn giá tính đúng, tính đủ chi phí và lợi nhuận thì được ngân sách Nhà nước trợ giá cho khoản chênh lệch.
Nhà nước nên xây dựng và quy định lộ trình giá, lộ trình thu và hỗ trợ theo các giai đoạn sau khi quy định mới về giá được ban hành, có thể giai đoạn 3-5 năm đầu, 10 năm hoặc 15 năm trong đó giai đoạn đầu cần ổn định phương pháp tính và tăng mức giá theo tỷ lệ trượt giá từ năm 2012 để bù đắp các chi phí bảo trì.
Các giai đoạn tiếp theo thì áp dụng lộ trình, tiến tới tính toán đầy đủ chi phí khấu hao tài sản vào giai đoạn sau 15 năm. Tăng dần mức thu theo tỷ lệ phần trăm mức giá phải thu, tương ứng giảm dần tỷ lệ hỗ trợ, tiến tới thu 100% giá và chỉ hỗ trợ các đối tượng ưu tiên, vào giai đoạn sau 15 năm.
Cần quy định rõ về tổ chức thực hiện nhằm quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan phù hợp với các quy định về thẩm quyền quyết định giá, điều chỉnh giá. Điểm đáng lưu ý là khắc phục tình trạng tính "giá ngược" tức là căn cứ vào ngân sách hỗ trợ không đúng bản chất của tính giá. Đồng thời, xem xét quy định rõ về mức giá và hình thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi chỉ áp dụng phương thức giao nhiệm vụ và đặt hàng quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.