Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Video: Đã mắt xem nông dân vùng Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau dỡ chà bắt vô số cá sông to bự. Nhiều người ví dân miệt Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bắt cá chỉ bằng cành cây.
Đây là một nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Đặc biệt hơn là ở thời điểm hiện tại, nhiều nông dân ở vùng đất cuối trời Nam thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau còn tận dụng phương pháp bắt cá này để làm du lịch khi cho du khách trải nghiệm.
Anh Nguyễn Văn Tình ở xã Đất Mũi cho biết, từ nhỏ, anh đã theo cha, chú đi dọc theo các tuyến sông để dỡ chà bắt cá.
Theo anh Tình, các đống chà được cậm ở những vị trí dựa vào kinh nghiệm của người đi cấm chà.
Nghĩa là khu vực cắm chà, chất chà phải ở gần ngã 3 sông, hay ngã tư sông…
Những ngã ba, ngã tư sông chính là nơi lý tưởng để cho nhiều loài cá sông, cá đặc sản trong tự nhiên về trú ẩn.
Để dẫn dụ cá sông tự nhiên về trú ngụ, người dân huyện Ngọc Hiển, Cà Mau nghĩ ra cách dùng nhiều nhánh cây đước, cây mắm... cậm thành những đống chà lớn. Sau hơn 2 tháng cậm chà là có thể dỡ chà để thu hoạch cá. Ảnh: An An.
Vị trí để chất cành cây thành chà dụ cá sông được người dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chọn cấm dựa vào kinh nghiệm trong nghề lâu năm của mình. Chúng phải được cắm, chất ở những nơi gần ngã 3, ngã 4... nhưng vùng nước phải tĩnh lặng, không chảy siết để dẫn dụ các loài cá sông về trú ngụ. Ảnh: An An.
"Có vô số nhánh cây được tận dụng bằng cây đước, cây mắm…được cắm, được chất thành một đống chà lớn dưới lòng sông.
Sau khi cắm chà, chất chà thì tầm hơn 3 tháng là có thể dỡ chà thu hoạch cá sông, cá đồng lần đầu.
Còn trong các lần dỡ chà tiếp theo thì thời gian ngắn hơn vì cá đồng, cá sông các loại đã biết nơi về trú ẩn", anh Tình nói và cho biết, có nhiều loài cá được bắt lên khi dỡ chà như cá nâu, cá ngát, cá vồ…
Khi thu hoạch, người ta dùng lưới bao quanh các đống chà, tồi bắt đầu dỡ những nhánh cây được cậm trước đó di chuyển ra phía ngoài lưới bao.
Cứ như thế, đến khi nhành cây cuối cùng được đưa ra ngoài, cũng là lúc người dân gom lưới bắt cá.
Trước khi dỡ chà, người dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau dùng lưới bao quanh các đống chà, rồi dần dỡ những nhánh chà đã cắm, chất dưới lòng sông di chuyển ra khu vực bên ngoài lưới bao; và đến khi nhánh chà cuối cùng được đem ra là lúc bà con kéo lưới thu hoạch cá sông, tôm sông, cua, ghẹ... Ảnh: An An
Vô số loại cá sông, cá đăc sản kéo về trú ngụ theo các đống chà của người dân ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Và khi dỡ chà, chúng sẽ chạy ra khỏi đóng chà dính vào lưới được bà con bao quanh đống chà từ trước, và lúc này việc bắt chúng hết sức thuận lợi. Ảnh: An An.
"Một số người khi dỡ chà, họ còn quậy bùn hoặc ném bùn vào nước nhằm làm cho nước đục, cá không thấy đường mà lẫn trốn, giúp cho việc bắt chúng được dễ dàng hơn", anh Tình nói.
Điều thù vị là hiện nay ở Cà Mau, nhiều nông dân còn áp dụng phương pháp này để làm du lịch sinh thái miệt vườn. Trong số đó phải kể đến ông Lê Minh Tỵ, ngụ thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.
Theo ông Tỵ, người dân Cà Mau thì không còn xa lạ gì với việc dỡ chà.
Thế nhưng đối với du khách, được một lần đi dỡ chà trong vuông tôm, hay theo tuyến sông để bắt cua, cá sẽ thì sẽ là ấn tượng khó quên đối với họ.
Khi dỡ chà, người dân Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bắt nhiều loài cá như cá ngát, cá vồ, cá nâu, tôm sông, cua, ghẹ...Nhiều nhất vẫn là cá nâu - loài cá đặc sản của vùng sông nước Cà Mau. Ảnh: An An
Du khách khi đến Cà Mau, sẽ được các nông dân làm du lịch miệt vườn tổ chức đi dỡ chà bắt cá sông. Anh Lê Văn, ngụ TP. HCM cho biết, lần đầu tiên trong đời anh được tận tay bắt những con cá sông to, bự khi đến du lịch tại Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển - và đây là cảm giác không bao giờ quên đối với anh. Ảnh: An An.
Hiện tại, để thu hút du khách, ông Tỵ tận dụng vuông tôm hơn 7ha đất kết hợp trồng rừng của mình để làm du lịch. Du khách có thể trải nghiệm câu cá thòi lòi, câu cua, mò sò, mò ốc và đặc biệt là cùng ông tham gia giăng lưới, dỡ chà bắt cá.
Dỡ chà bắt cá không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh của người dân miền Tây sông nước, mà còn được chính quyền các địa phương khuyến khích gìn giữ, phát huy để tạo thành sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch.
Nhằm bảo tồn nét văn hóa cộng đồng, tạo sinh kế và nâng cao đời sống vật chất của người dân, và góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương.
Ngoài các loài cá là đặc sản của vùng sông nước Cà Mau, còn có nhiều loài thủy sản quý khác cùng tìm đến các đống chà như cua, tôm, ghẹ để trú ngụ. Và chúng sẽ giúp cho nông dân ở Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển có thêm nguồn thu nhập mỗi khi thu hoạch bằng cách dỡ chà.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.