Giám đốc Sở TNMT Bình Định bị ‘truy gắt’ vụ DN xả thải gây ô nhiễm

Dũ Tuấn Thứ sáu, ngày 07/12/2018 21:07 PM (GMT+7)
Giám đốc Sở TNMT đã bị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định "phê bình" ngay tại cuộc họp HĐND về việc xử lý xả thải của doanh nghiệp (DN) gây ô nhiễm môi trường.
Bình luận 0

Đây cũng là vấn đề ‘nóng’ tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Bình Định diễn ra vào ngày 7.12.

Đại biểu Phạm Ngọc Trình cho biết, gần đây, Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam tại Cụm công nghiệp Cát Trinh (xã Cát Trinh, huyện Phù Cát) xả trực tiếp nước thải gây ô nhiễm môi trường. UBND tỉnh Bình Định đã xử phạt hành chính hơn 290 triệu đồng về hành vi gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu khắc phục. Thế nhưng, công ty này không khắc phục mà lại thuê một công ty khác thu hồi nước thải này chở đi nơi khác xử lý.

“Xin hỏi Giám đốc Sở TNMT có biết trường hợp này không và thông báo để cử tri biết, an tâm”, ông Trình chất vấn.

img

Quang cảnh kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Bình Định diễn ra vào ngày 7.12.

Theo ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dệt, nhuộm, may - xả thải trái phép ra môi trường, UBND tỉnh đã xử phạt hành chính. Đặc biệt, rút giấy phép xả thải 4 tháng rưỡi ngày.

Tỉnh cho phép Công ty này được thuê đơn vị có chức năng vận chuyển để xử lý nước thải tồn động, không được xả ra ngoài. Công ty này đã hợp đồng thuê 2 công ty khác xử lý nhưng 2 đơn vị này không đủ năng lực.

“Theo giải trình của công ty, họ tự xử lý để tưới cây ở trên đó. Việc chính xác có chở đi hay không thì Sở TNMT chưa phát hiện, không biết ở địa phương có phát hiện hay không”, ông Thành thông tin.

img

Ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cho rằng, ông Thành chưa nắm rõ sự việc. Vì vậy, ông Tùng đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh giải trình.

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, sau khi bị xử phạt hành và buộc dừng xả thải thì Công ty đã hứa với tỉnh sẽ xử lý nguồn nước thải không đảm để tái chế sử dụng.

Theo ông Châu, với 2.200 hộ dân sống gần khu vực nhà máy công ty hứa sẽ hỗ trợ dân bắt nước sinh hoạt nhưng mới chỉ 100 hộ được bắt nước sạch. Khi tỉnh kiểm tra lại lần 2 thì công ty này vẫn không đảm bảo điều kiện để xả thải. UBND tỉnh yêu cầu công ty dừng dây chuyền dệt, nhuộm và chỉ sản xuất may mặc.

“UBND tỉnh cũng giao Sở TNMT giám sát việc chở nước thải đi đến đâu và xử lý như thế nào phải cụ thể”, ông Châu nói.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, một nhà máy bắt buộc phải xây dựng hệ thống nước thải rồi mới được phép hoạt động.

“Tại sao lại chở nước thải đi xử lý nơi khác, có quy định như thế hay không. Nhà máy chở nước thải đi đâu, đổ xuống sông, suối hay ở đâu, việc đó lại càng cấm. Tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho dừng sản xuất để khắc phục, khi nào đạt yêu cầu mới cho hoạt đọng trở lại”, ông Tùng yêu cầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem