Giảm lãi suất cho vay
-
Cùng với lộ trình đưa TP.HCM trở lại trạng thái 'bình thường mới', các gói giảm lãi suất cho vay vẫn tiếp tục được các ngân hàng (NH) tung ra nhằm tạo lực đẩy giúp các hộ kinh doanh và doanh nghiệp (DN) nhanh chóng trở lại với nhịp hoạt động trước giãn cách…
-
Hơn một tuần sau khi Thông tư 14/2021 sửa đổi Thông tư 01/2020 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực (từ ngày 7/9/2021), phía các ngân hàng đã bắt đầu triển khai thông tư này. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp, thông tư này vẫn chưa thực sự "sát sườn".
-
Trước áp lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, ngay từ giữa tháng 8, nhiều ngân hàng (NH) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động. Theo các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất huy động của các nhà băng hiện đang ở mức thấp trong nhiều năm…
-
Việc thay đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về phương thức mua giao ngay, Ngân hàng Nhà nước có thể tạo nguồn cung mới và tức thời. Theo đó, thanh khoản được kỳ vọng sẽ tiếp tục dồi dào, từ đó đưa mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm nhẹ.
-
Nhiều ý kiến cho rằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động ở mức 3% như hiện nay là cao, tuy nhiên, trao đổi với Dân Việt, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng nếu như giảm mạnh lãi suất cho vay thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro trong tương lai sẽ yếu đi.
-
Ngân hàng báo lãi lớn, doanh nghiệp đồng loạt đề nghị giảm mạnh lãi suất cho vay thêm 2 – 3%, thậm chí đưa về 0% hoặc dừng tính lãi vay. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, điều này làm khó các ngân hàng bởi nếu tính sòng phẳng, ngân hàng đang lỗ và các “ông chủ” ngân hàng chia nhau cổ tức bằng chính vốn liếng của mình.
-
VNDirect vừa tường thuật cuộc họp giữa ban lãnh đạo VietinBank và chuyên viên phân tích. Lãnh đạo VietinBank cho biết ngân hàng đang có kế hoạch thoái vốn ở 3 công ty con và là ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các NHTM nhà nước trong 6 tháng đầu năm.
-
Từ nay đến hết 31/12, BIDV giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu đồng thời triển khai các gói vay mới với lãi suất thấp dành cho khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại 19 tỉnh/thành phố phía Nam. Tổng ngân sách hỗ trợ lên đến 1.000 tỷ đồng.
-
Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic là 1 trong 5 kiến nghị khẩn của doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.
-
TS Lê Xuân Nghĩa cho hay không có nước nào trên thế giới, vào lúc khủng hoảng “cứ đòi giảm lãi suất cho vay như Việt Nam”. Vì nếu giảm 3-5% lãi suất cho vay thì phải có sự hỗ trợ ngân sách. Việt Nam từng thất bại về gói kích cầu bằng hạ lãi suất cho vay ngân hàng giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2009.