Những tốp sĩ tử đầu
tiên bước ra khỏi trường thi với tâm trạng khá thoải mái.
Đề thi văn gồm hai phần, phần Đọc hiểu 3 điểm hướng tới vấn đề thời sự, có tính thực tế cao - đó là vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đa phần các em đều hoàn thành khá tốt nội dung này.
Trong khi đó, phần Làm văn 7 điểm tuy gắn liền với tác phẩm văn học Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhưng vẫn hướng đến những
vấn đề sống là chính mình.
"Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang
nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở vùng đặc quyền
kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản
phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiêp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)
năm 1982.
Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong
nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu
chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng
về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện
trường vụ việc" - trích phần Đọc Hiểu đề thi Văn dẫn nguồn từ một bài viết của báo Giáo dục & Thời đại.
|
Em Nguyễn Thu Trang – học sinh trường THPT Chu
Văn An (Hà Nội) cho biết: “Ban đầu em rất lo lắng với đề thi đọc hiểu. Tuy
nhiên, khi đọc đề thi, đoạn văn bản có nêu đến vấn đề giàn khoan Trung Quốc vi
phạm vấn đề biển đảo em rất hào hứng".
Trang cho biết, với đề văn này, em tối
thiểu cũng được 7 điểm.
Tương tự, em Trần Trọng Hoàng thí sinh hội đồng thi trường THPT Xuân Đỉnh (Từ
Liêm) cho biết: “Chủ đề biển đảo đã được giáo viên nhắc đi nhắc lại rất nhiều
lần trong khi ôn tập, ai cũng đoán kiểu gì đề thi cũng có vấn đề này nên khi đọc
đề các bạn đều rất…vui vẻ vì trúng tủ”.
Ghi nhận tại nhiều địa điểm thi, do thời gian thi môn Văn bị rút ngắn còn
120 phút nên rất ít thí sinh hoàn thành bài thi và ra khỏi trường thi sớm, hầu
hết các em đều làm đến hết thời gian thi mới xong.
Thầy Nguyễn Văn Cường, giáo viên văn tại TP Thái Bình cho rằng: “Đề thi năm
nay rất gần gũi, có tính thời sự cao, phần đọc hiểu 3 điểm gần như đều “trúng tủ”
với hầu hết thí sinh.
Phần làm văn 7 điểm nhẹ nhàng và có tính triết lý, thí
sinh có thể bày tỏ quan điểm một cách thoải mái. Đây đúng tính chất là một đề
thi mở. Nếu có sự hiểu biết xã hội, hiểu tác phẩm học sinh dễ dàng làm được 8
điểm”.
Cũng theo thầy Cường, với cách ra đề thi này, Bộ GD ĐT cần có những
phương án chấm thi thật linh hoạt, đề thi thoát khỏi sách giáo khoa thì thang
điểm chấm cũng cần không gò bó, khuôn mẫu.
Trong buổi chiều nay, các thí sinh sẽ tiếp tục với 2 môn thi tự chọn là Vật
Lý và Lịch Sử.
Vào ngày mai (3.6), kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2014 sẽ diễn ra với môn thi bắt
buộc là Toán và 2 môn tự chọn Hóa Học, Địa Lý. Ngày thi cuối (4.6), các thí
sinh sẽ hoàn thành nốt hai môn tự chọn cuối cùng là Ngoại Ngữ và Sinh Học.
Em Ngô Thị Thùy Linh (phải) và Vũ Anh Duy (trái), THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm,
Hà Nội tranh luận về quan điểm, cách làm của mình ở bài thi môn Ngữ Văn.
Tùng Anh - Nguyễn Dũng (Tùng Anh - Nguyễn Dũng)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.