Gian lận thương mại

  • Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".
  • Theo tìm hiểu của PV, trước khi bị bắt, ông Bùi Quang Huy và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (do ông Huy sở hữu hoàn toàn) đang có khoản nợ lên đến 121,089 tỷ đồng tại các tổ chức tín dụng.
  • Từ một cửa hàng buôn bán điện thoại xách tay, Nhật Cường của ông Bùi Quang Huy đã trở thành top 5 nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam trong những năm trở lại đây. Còn ông Bùi Quang Huy trở thành đại gia với dàn siêu xe khủng. Mới đây, vị đại gia này bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc buôn lậu xuyên quốc gia, giấu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.
  • 3 ngày kể từ khi Bộ Công an khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường mobile, những thông tin liên quan đến việc khám xét này vẫn chưa được cơ quan chức năng công bố. Trong khi đó, ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy vẫn “bặt vô âm tín”
  • Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường của ông Bùi Quang Huy mỗi năm thu về trên 300 tỷ đồng doanh thu nhưng lợi nhuận chỉ “khiên tốn” trên dưới 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, quá trình phát triển của Nhật Cường, đặc biệt trong những năm gần đây có được một phần nhờ sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank).
  • Bắt đầu từ cửa hàng 33 Lý Quốc Sư và có tiếng trong việc buôn bán điện thoại xách tay, vài năm trước Nhật Cường đã phải chấm dứt hình thức kinh doanh này để chuyển hướng sang một hình thức khác chuyên nghiệp hơn và trở thành top 5 nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam. Còn ông Bùi Quang Huy trở thành đại gia với dàn siêu xe khủng.
  • Trong năm 2018, Cục quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu và chống hàng giả, hàng cấm.
  • Khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn từ lâu đã trở thành điểm “nóng” về buôn lậu. Trên tuyến biên giới Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ, đi liền với đó là các loại tội phạm lợi dụng địa bàn để hoạt động. Trước tình hình buôn lậu qua biên giới diễn biến ngày càng phức tạp, đại diện lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn đã có những chia sẻ với Báo Dân Việt.
  • Để có được những chuyến “hàng ngầm” an toàn trót lọt, thì bộ đàm, điện thoại là những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho giới buôn lậu ở Tân Thanh (Lạng Sơn). Thời gian, địa điểm, số lượng hàng, loại hàng... tất cả đều đã được thống nhất. Chỉ còn canh “giờ đẹp”, hàng tấn hàng các loại từ hạt, đông lạnh, hoa quả… lần lượt được cánh cửu vạn “cõng” vượt biên sang Trung Quốc và ngược lại.
  • Trong giới cửu vạn ở Tân Thanh (Lạng Sơn), có những người ngày đêm “bán sức” vì gia đình, mong muốn nuôi con ăn học để có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn, nhưng cũng có những người vì tù túng, hay đơn giản vì cần tiền “làm vài bi” (ma túy)...