Giáo dục, y tế “cản trở” chỉ số phát triển con người

Thứ năm, ngày 10/11/2011 10:42 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngày 9.11 tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố Báo cáo Phát triển con người của Việt Nam năm 2011.
Bình luận 0

Theo báo cáo này, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 11,8%, trong đó mức tăng trưởng về thu nhập đóng góp hơn một nửa (55,7%) ngược lại những cải thiện về y tế và giáo dục diễn ra rất chậm và chỉ góp phần tương ứng là 31,8% và 12,6%.

Theo báo cáo nói trên, so với các nước có mức phát triển con người trung bình khác, HDI năm 2011 của Việt Nam ở dưới mức trung bình, đồng thời cũng ở dưới mức trung bình của các nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Bà Setsuko Yamazaki – Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam cho biết: “Tốc độ phát triển về y tế và giáo dục của Việt Nam hiện rất thấp. Về giáo dục, Việt Nam đang đứng áp chót so với các nước trong khu vực (chỉ trên Lào và Campuchia) về số năm đi học trung bình/người (chỉ đạt 5,5 năm). Trong khi đó, nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục phần lớn là từ hộ gia đình.

Ví dụ, ở cấp tiểu học, một gia đình sẽ phải chi 17,5% chi tiêu gia đình cho giáo dục; cấp ĐH – CĐ con số này tăng lên 50%. Những chi phí này đặt gánh nặng lớn lên các hộ gia đình nghèo và thiệt thòi”. Tương tự, trong lĩnh vực y tế, có tới 8,1% hộ gia đình dành hơn 20% tổng thu nhập cho việc khám chữa bệnh. Trong đó, đã có khoảng 3,7% gia đình bị bần cùng hóa do phải chi quá nhiều tiền cho chăm sóc sức khoẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem