Anh Phạm Đức Thành -Phó Trưởng phòng Kinh doanh của công ty vui vẻ chia sẻ: Chúng tôi là những người tri kỷ mà. ND Sơn La là khách hàng thân thiết của chúng tôi trong nhiều năm rồi. Cuộc giao lưu này chỉ giúp chúng tôi nặng tình hơn thôi.
Bạn về với bạn…
Lãnh đạo Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao trong buổi giao lưu với nông dân Sơn La tối 16.4 tại TP. Sơn La. Ảnh: K.T
Trong chuyến công tác lên vùng cao Sơn La lần này, đoàn của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (công ty) được Đài Phát thanh-Truyền hình Sơn La và Công ty Truyền thông Mặt Trời Xanh phối hợp tổ chức một đêm giao lưu với bà con ND, có truyền hình trực tiếp. Nhưng trước đó, để nắm bắt sâu sát tình hình “bạn hàng”, đoàn của ông Hồng đã đến với nhiều bà con ND đang trực tiếp sản xuất trên những nương, ruộng. Ông Hồng chia sẻ: Tại những chân ruộng đó, bên những người ND lam lũ, chúng tôi lắng nghe, cảm nhận và chia sẻ được nhiều hơn. ND Sơn La vốn là bạn hàng của công ty chúng tôi hàng chục năm qua. Hiện nay tỷ lệ phân bón của công ty đang chiếm 70% thị phần phân bón nông nghiệp ở Sơn La…
Nói về cuộc tiếp xúc với những cán bộ công ty, anh Cà Văn Vui - ND bản Pột, phường Chiềng Cơi, TP.Sơn La chân thành: Chúng tôi là những người sử dụng phân bón của công ty này trong nhiều năm qua. Vì quý sản phẩm của họ thì cũng quý luôn cả những người làm ra sản phẩm ấy. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với cán bộ cấp cao của công ty nhưng thấy thật thoải mái bởi các anh ấy giản dị như ND, cũng xắn quần lội ruộng, lấy tay móc đất lên xem, rúc vào luống ngô để xem rễ, lá của cây trồng… Nhờ các anh ấy mà tôi biết vườn ngô của mình đang thiếu kali, cây ngô không cứng nên mới dễ đổ. Còn trồng khoai tây thì phải kết hợp đất mùn với phân bón hợp lý, nếu không thì củ ít, bé và chất lượng không ngon…
Chen vào câu chuyện giữa chúng tôi, anh Hà - cán bộ kinh doanh của công ty góp vui: Chúng tôi xác định ND là người đồng hành với doanh nghiệp, bởi thế lợi nhuận của ND trên mỗi cánh đồng là nguồn động viên với công ty chúng tôi. Để có những nông sản tốt, thu nhập cao, sản xuất hiệu quả thì phân bón là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng sử dụng phân bón sao cho phù hợp với chất đất, thời tiết, nhu cầu của cây, khả năng kinh tế của người dân… thì ND cần được tư vấn nhiều hơn, thường xuyên hơn nữa.
Chung tay xóa nghèo
ND nghèo các xã Chiềng Sơn và Lóng Sập (huyện Mộc Châu, Sơn La) tiếp nhận nguồn phân bón trả chậm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao qua kênh cung ứng của Hội ND. Ảnh: Kiều Thiện
Buổi giao lưu chính thức tuy diễn ra trên sân khấu với đại diện doanh nghiệp, khuyến nông, ND nhưng đã được “nông nghiệp hóa” bởi sự tham gia sôi nổi của hàng trăm ND, kể cả khách mời và khách tự nguyện đến dự. Những chất vấn, trao đổi, khuyến cáo, quảng bá… đầy chất ND tràn ngập không khí hội trường. Bà Lò Thị Nương - ND bản Lầu, TP.Sơn La chia sẻ: Tôi không phải là khách mời nhưng biết có cuộc giao lưu này nên ghé vào xem. Đến đây tôi mới hiểu thêm về cách phân biệt sản phẩm phân bón của công ty này với những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng khác. Thì ra, công ty này có rất nhiều sản phẩm để sử dụng cho nhiều loại cây, nhiều loại đất cũng như những thời điểm gieo trồng khác nhau…
Như nhiều cuộc giao lưu khác, tiết mục vui chơi có thưởng của lần giao lưu này luôn có nhiều cánh tay giơ cao và những câu trả lời chính xác. Ông Vũ Xuân Hồng phấn khởi: Ở phần thi này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi tuy không quá khó nhưng nó rất cần thiết với ND để họ có thể tránh được những rủi ro về giá cả, chất lượng phân bón cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của Lâm Thao. Trên lý thuyết hiện nay, đầu tư cho một đơn vị sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn thì phân bón chiếm tỷ lệ tới 45%, mà ND Sơn La còn nghèo nên càng phải sử dụng phân bón đúng cách và hiệu quả hơn.
Cũng theo ông Hồng, Sơn La là một thị trường tiêu thụ phân bón tiềm năng của công ty, bởi đây là địa bàn phát triển sản xuất mạnh, có nhiều cây trồng với số lượng lớn như: Chè, cà phê, mía đường, sắn, lúa, rừng nguyên liệu… Đặc biệt, Sơn La là nơi có diện tích ngô lớn nhất nước, nhưng năng suất cây ngô ở nhiều địa bàn vẫn chưa được như mong muốn, trong đó có lý do về đầu tư phân bón và cách thức sử dụng phân bón.
Chấp nhận phương án bán trả chậm 6 tháng
Quan điểm
Người ND nhọc nhằn mà thu nhập thấp thì chúng tôi cũng chả vui gì. Bởi thế những chuyến giao lưu như thế này sẽ thiết thực giúp cả doanh nghiệp và ND cùng tháo gỡ khó khăn”.
Được biết, mục tiêu “Đồng hành xóa nghèo, làm giàu cùng ND Sơn La” của công ty đã được xác định từ lâu và công ty đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, giúp ND thỏa mãn nhu cầu về phân bón của mình. “Ngoài những giải pháp chung mà nhiều doanh nghiệp khác đang vận dụng để tạo thuận lợi cho khách hàng như nghiên cứu đổi mới sản xuất để nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm… thì với Sơn La, công ty chúng tôi đã có những giải pháp đặc thù: Xây dựng mạng lưới cung ứng ngày càng rộng khắp với nhiều đại lý, điểm bán; chấp nhận phương án “bán trả chậm 6 tháng”, phù hợp với vòng sản xuất của cây ngắn ngày; chấp nhận cắt giảm lãi thông qua việc hỗ trợ 50% cước phí vận chuyển phân bón từ công ty về tới đại lý… Thậm chí với những khoản nợ tới 5-6 tỷ đồng đã kéo dài trong nhiều năm qua, nhưng công ty vẫn chấp nhận khoanh nợ để việc cung ứng phân bón được thường xuyên, liên tục, vì ND và nông nghiệp Sơn La” – ông Vũ Xuân Hồng cho biết thêm.
Chủ tịch Hội ND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La – ông Lê Trường Sinh, tâm sự: Chính nhờ những cơ chế rất đặc thù, ưu tiên cho vùng khó khăn của công ty nên người dân chúng tôi mới có thêm những nguồn phân bón chất lượng và giá thành hạ, đáp ứng tiến độ sản xuất. Nhiều năm qua, chúng tôi đã phối hợp với doanh nghiệp cung ứng hàng ngàn tấn phân bón cho ND với giá rẻ hơn từ 50.000-300.000 đồng/tấn phân bón. Mong rằng công ty sẽ tiếp tục có những giải pháp giúp ND Sơn La chúng tôi giải quyết tốt nhu cầu phân bón để có những mùa vàng thật sự cho ND. Sự chung tay ấy sẽ kết nối chúng tôi lâu dài, bền vững!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.