Giao thông nông thôn

  • Vùng miền núi của tỉnh, thu nhập người dân không cao, điều kiện tự nhiên khó khăn nên việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới còn hạn chế. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2011-2015 thì đến cuối năm nay, số xã miền núi cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí đã tăng lên, tạo nên sự đổi thay nhất định cho vùng nông thôn miền núi.
  • Tả Lủng là xã có kinh tế khá phát triển của huyện Đồng Văn (Hà Giang). Tuy nhiên, ngoài thu nhập từ làm nương rẫy thì hầu hết các gia đình không có thêm nguồn thu nào khác. Trên cơ sở nguyện vọng của lao động nữ và nhu cầu thị trường, địa phương đã xúc tiến thành lập các tổ hợp tác (THT), trong đó THT may mặc Minh Khoa ở thôn Tả Lủng B là một điển hình.
  • Năm 2007, cầu Khe Rộng được tỉnh Yên Bái đầu tư xây dựng bắc qua ngòi Rào, nối 2 xã Quy Mông và Kiên Thành của huyện Trấn Yên. Cần có chiều dài hơn 60m, rộng gần 3m, tải trọng 2,5 tấn, được thiết kế theo tiêu chuẩn cầu treo dân sinh. Nhưng đến nay, sau gần 10 năm sử dụng, cầu treo Khe Rộng đã xuống cấp nghiêm trọng.
  • Bên cạnh lợi ích về kinh tế thì chăn nuôi gia súc, gia cầm còn có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý chất thải tốt. Để khắc phục tình trạng này, người dân thôn Quả, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã chọn giải pháp xây hầm khí biogas để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  • Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
  • Qua khảo sát 85 địa điểm có hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tại thành phố, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM cho biết phần lớn trong số đó đang gây mất trật tự an toàn giao thông.
  • Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) khẳng định, sau khi hệ thống giám sát, xử lý vi phạm bằng hình ảnh trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai được đưa vào hoạt động, không ai có thể can thiệp, thay đổi hình ảnh vi phạm để bảo đảm sự minh bạch, công bằng.
  • Từ đồng bằng đến miền núi, phong trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) trong mấy năm qua ở Quảng Nam diễn ra rất sôi nổi và thu được nhiều thành công. Nhờ đó, nhiều địa phương đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, giúp người dân có thu nhập ổn định và hộ nghèo giảm nhanh hơn.
  • Tây Giang là huyện miền núi, nằm ở vùng biên giới Việt Lào, đời sống đồng bào nơi đây hết sức khó khăn và đa phần là hộ nghèo. Tuy nhiên, nhờ có cách làm nông thôn mới (NTM) hiệu quả và có những hướng đi đúng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên mấy năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân ở Tây Giang đã có nhiều khởi sắc đáng kể.
  • Từ đầu tháng 10 đến nay, do ảnh hưởng các cơn bão, có nhiều cơn mưa lớn, liên tục nhiều ngày đã gây ra tình trạng ngập úng nhiều khu vực trên địa bàn các xã, thị trấn như Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Hòa Phú, Thị Trấn Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM). Cụ thể, mới đây tại xã Tân Thông Hội (Củ Chi) - xã điểm nông thôn mới của Trung ương, sau những cơn mưa nặng hạt khiến một diện tích rộng hơn 10ha thuộc 2 ấp Trung và Chánh chìm sâu trong nước kéo dài, cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị đảo lộn.