Giao thông nông thôn
-
Vài năm gần đây, huyện Nậm Nhùn đã "gặt hái" được một số kết quả nổi bật trong phát triển giao thông nông thôn. Tuy nhiên, hiện trạng giao thông nông thôn của huyện miền núi này vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
-
Đây là một trong những ý kiến đáng chú ý tại chương trình đối thoại tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) ở nông thôn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT QG) tổ chức tại Bình Phước, ngày 10/7.
-
Những năm qua, hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) có nhiều đột phá. Nhiều tuyến đường đến trung tâm xã, đường liên bản, nội bản trong huyện được nhựa hóa, bê tông hóa. Giao thông nông thôn phát triển tạo đà thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện nghèo bứt phá.
-
Năm 2019, được đánh giá là một năm đầy gian nan, thách thức đối với ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, “bức tranh” hạ tầng giao thông có nhiều thay đổi giúp diện mạo các vùng nông thôn, nông nghiệp, vươn mình mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dịp năm mới 2020, Báo Nông Thôn Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể về chặng đường đầy gian nan thử thách và hướng tới một năm mới tốt đẹp.
-
Qua 10 năm làm nông thôn mới (NTM) tại Bình Dương, điều nổi bật là hạ tầng giao thông đi đầu trong 19 tiêu chí tỉnh đang thực hiện.
-
Sau khi về đích nông thôn mới (NTM), nhiều xã trong tỉnh Hải Dương tiếp tục đặt mục tiêu hoàn thành NTM nâng cao. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế hỗ trợ nên hầu hết các địa phương đăng ký vẫn đang loay hoay thực hiện, chưa tạo được đột phá trong xây dựng NTM nâng cao.
-
Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM), những con đường “nắng bụi, mưa bùn” ở An Giang đã được thay bằng đường nhựa thẳng tắp. Những chiếc cầu khỉ đong đưa nay được thay bằng cầu bêtông vững chãi.
-
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) ở Tây Ninh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất của người dân. Tuy nhiên, khả năng huy động vốn còn hạn chế, Tây Ninh đang cần thêm cơ chế đặc thù để đáp ứng chỉ tiêu giao thông.
-
Năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) việc nâng cấp các tuyến đường giao thông được xem là mục tiêu hàng đầu của xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Nhưng do ảnh hưởng đến quyền lợi, nhiều hộ gia đình đã không tích cực hưởng ứng.
-
Là huyện vùng cao núi đá, biên giới nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc; do nhiều nguyên nhân tác động làm cho đời sống của người dân huyện Mèo Vạc (Hà Giang) còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện, đến hết năm 2018, toàn huyện Mèo Vạc còn trên 50 thôn chưa được kiên cố hóa đường đến trung tâm thôn.