Gò Công
-
Thời gian vừa qua, một người dân xã Bình Xuân, thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang khi đi bắt thủy sản trên sông Vàm Cỏ (đoạn gần cầu Mỹ Lợi) đã bắt được con càng đước “khủng”. Con động vật hoang dã quý hiếm này có trọng lượng 11 kg.
-
Ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết, không chỉ năm nay, việc sụt lún đất nghiêm trọng bên trong vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau (nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời) và vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) đã xảy ra vào mùa khô 2020. Nguyên nhân sụt lún đất này khá đơn giản.
-
Ruốc có nơi gọi là tép biển vì hình dạng giống con tép đồng thu nhỏ, gọi là tép biển nhưng thân hình ruốc nhỏ như que tăm. Về vùng biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang vào mùa gió chướng sẽ dễ dàng cảm nhận thấy mùi vị của ruốc biển ở khắp nơi, nhất là các xã ven biển Tân Thành, Tân Điền.
-
Nổi tiếng nhất Tiền Giang phải kể đến mắm tôm chà Gò Công. Dù chỉ là món ăn dân dã, có lịch sử gần 200 năm trước, nhưng mắm tôm chà đã theo chân Thái hậu Từ Dụ vào cung đình Huế, trở thành món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19.
-
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang nỗ lực xây dựng Thị xã Gò Công sớm trở thành phố Gò Công. Đến thời điểm này, Thị xã Gò Công đã các tiêu chí của thành phố trực thuộc tỉnh và sẽ trở thành Thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang.
-
Một vụ buôn lậu với nhiều loại mặt hàng xa xỉ trên thị trường lúc đó: Rượu, thuốc lá, đồng hồ... với lượng lớn được di chuyển từ biển Gò Công về Sài Gòn.
-
Việc mạnh dạn trồng thử nghiệm cây măng tây ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ở các huyện phía Đông ven biển Gò Công (Tiền Giang) đã tạo bước đột phá trong việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Dân trồng mai nu “mặt khỉ” miệt Gò Công rỉ tai nhau: “Tám Bỉnh trồng mai nu kiểu mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Chẳng biết sự tình đúng hay sai, nhưng số mai nu anh Tám Bỉnh (Lê Tấn Bỉnh) ở xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, hiện có số mai nu bằng một nửa cả làng trồng.
-
Nhiều người nghe nói tới mắm còng Gò Công là thèm. Đặc sản mắm còng Gò Công (ở xứ Gò, vùng ven biển của tỉnh Tiền Giang ngày nay) từng là món ngon tiến cung từ thời nhà Nguyễn, được mẹ Vua Tự Đức là Hoàng Thái hậu Từ Dụ (người miền Nam đọc chệch thành Từ Dũ) phổ biến khắp xứ Huế.
-
Cơn mưa đầu mùa đổ xuống đồng ruộng khô cằn như trút nước. Vết nứt nẻ sau những ngày nắng hạn dần khít lại, cây cối cũng bắt đầu khoác lên mình một diện mạo mới. Mưa về, lũ cá ở kinh, rạch sau những ngày tháng “nhớ đồng” bắt đầu tìm nơi sinh sản. Vậy là một mùa cá lên đồng nữa lại về.