Đó là kết luận được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2.2014. Gốc sưa trên được giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức quản lý chặt chẽ trước khi được xử lý, làm sạch và đưa vào Bảo tàng Tổng hợp tỉnh trưng bày để người dân tham quan.
Gốc sưa đang được bảo quản, cất giữ tại Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch.Như đã thông tin: Gốc sưa trên được hai cha con ông Nguyễn Văn Thời
và Nguyễn Quang Huy (trú thôn 4, xã Phúc Trạch) phát hiện vào ngày 23.2
trong khi đang rà cá tại khu vực ngầm bến Troóc. Sau 2 ngày tích cực
triển khai, lực lượng chức năng địa phương mới trục vớt được gốc sưa
trên.
Theo nhận định, đây là phần gốc của cây gỗ sưa, gỗ có mùi thơm; tro gỗ đặc trưng và đã khai thác phần thân khá lâu, phần gốc bị sạt lở và lũ cuốn trôi qua các khe suối và về đến đoạn sông Troóc là khá xa. Đoạn sông này hẹp có nhiều hốc đá lớn nên gốc sưa đã bị mắc kẹt và đất bồi lấp nên bên ngoài bị ải mục và ruột bị rỗng, phần gốc trên có chiều dài thân 1,65m, đường kính thân 1m (chưa tính phần rễ hai bên và chưa thể ước được trọng lượng của gốc gỗ này). Hiện gốc sưa trên đang được cất giữ, bảo quản tại Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch.
Theo tìm hiểu của PV, đây là gốc sưa lớn nhất được phát hiện và công bố tại Quảng Bình. Việc quyết định “số phận” gốc sưa bằng phương án đưa vào trưng bày tại bảo tàng nhận được sự đồng lòng của phần lớn người dân địa phương.
Lao Động (Theo Lao Động)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.