Những thiên tài mắc bệnh trầm cảm
Edvard Munch, họa sĩ nổi tiếng, tác giả 1 trong những kiệt tác nổi tiếng nhất trong lịch sử, "The Scream" từng chia sẻ cảm hứng để sáng tác ra bức danh họa trên đến với ông một cách bất ngờ khi ông đang đứng gần vịnh Oslofjord. Ông viết: "Mặt trời bắt đầu hình thành - đột nhiên bầu trời biến thành màu đỏ.Tôi đứng đó run rẩy vì lo lắng và tôi cảm nhận được một tiếng hét vô tận xuyên qua thiên nhiên ập đến với tôi".
Bức tranh này được cho là đại diện cho nỗi sợ ồn ào của con người hiện đại đã ám ảnh Munch trong suốt cuộc đời của mình. Ông viết trong nhật ký: "Sự sợ hãi của tôi về cuộc sống náo nhiệt là điều tôi luôn cảm nhận được, nhưng họ cho rằng tôi bị bệnh và sự hủy diệt của họ sẽ phá huỷ nghệ thuật của tôi". Munch có thể là một trong những thiên tài nằm giữa hai thái cực tài năng và trầm cảm, nhưng ông không phải là người duy nhất.
Vincent van Gogh, người tự cắt tai của mình sau một cuộc cãi vã với người bạn Paul Gauguin, và sau đó tự sát, cũng nằm ở danh giới giữa thiên tài và điên khùng. Trong một bức thư gửi anh trai của ông vào năm 1888, ông viết: "Tôi không thể mô tả chính xác vấn đề của tôi là gì. Giờ đây tôi luôn có những lo lắng khủng khiếp về sự bất an, hay một cảm giác trống rỗng và mệt mỏi trong đầu mặc dù rõ ràng là không có lý do gì... Có nhiều thời điểm tôi chịu sự tấn công của u sầu và thất bại thảm hại." Những cuộc đấu tranh với bản thân của danh họa cho đến nay đã làm tăng niềm tin rằng các nghệ sĩ dễ bị mắc bệnh tâm thần hơn, bao gồm rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.
Một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, Michelangelo Buonarroti, được cho là bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những bức tranh tường và tác phẩm điêu khắc của ông có nội dung chủ đạo nằm trong các chi tiết tinh tế nhất, và để tạo ra những danh tác này, ông sẽ tự tách rời khỏi thế giới một thời gian để ấp ủ ý tưởng và không bị làm phiền. Ông căm ghét nhất khi đang sáng tạo bị quấy rối, hoặc bị sờ vào các tác phẩm đang dang dở của mình.
Mặt tối của sự sáng tạo
Các nhà tâm lý học đã bị thu hút bởi mối liên kết tiềm năng giữa thiên tài và tâm thần trong nhiều thập kỷ. Từ những nghiên cứu sớm nhất đã phát hiện ra rất nhiều những người nổi danh trên khắp các lĩnh vực như văn học và nghệ thuật bị rối loạn tâm trạng bất thường. Những nhân tài như Charles Dickens, Tennessee Williams, và Eugene O'Neill tất cả đều phải chịu đựng bệnh lý trầm cảm lâm sàng. Tương tự như vậy là Ernest Hemingway, Leo Tolstoy và Virginia Woolf. Thậm chí Sylvia Plath còn định kết liễu đời mình bằng cách đút đầu vào lò nướng trong khi hai đứa con đang ngủ. Nghệ sĩ nổi tiếng người Mỹ Jackson Pollock bị trầm cảm và nghiện rượu. Sự hỗn loạn bên trong của ông đã được phản ánh trong các bản thảo như "Circumcision".
Sau này từ các nghiên cứu chuyên sâu hơn người ta phát hiện ra “cặp bài trùng” sáng tạo và điên rồ. Giáo sư Simon Kyaga dẫn đầu một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã sử dụng sổ đăng ký bệnh nhân tâm thần, họ theo dõi gần 1,2 triệu người Thụy Điển bị mắc các bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm đến rối loạn tăng động giảm chú ý và hội chứng lo âu cũng như họ hàng của những chứng bệnh này.
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, bao gồm vũ công, nhiếp ảnh gia và hội họa, có khả năng mắc rối loạn lưỡng cực nhiều hơn 8% so với những người khác. Các nhà văn thậm chí còn đáng lo ngại hơn với con số 121%, trong đó gần 50% đã từng thử tự kết liễu đời mình. Họ cũng nhận thấy rằng những người trong nghề nghiệp sáng tạo, làm nghệ thuật có nhiều khả năng có người thân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, chán ăn và mắc chứng tự kỷ.
Những nghiên cứu trước đây về gia đình đã gợi ý rằng có thể có một đặc điểm di truyền làm tăng cả khả năng sáng tạo và bệnh tâm thần. Một số người có thể được thừa hưởng những gien trội có đặc điểm nuôi dưỡng sự sáng tạo mà không có gánh nặng bệnh tâm thần, trong khi những người khác có thể lại được kế thừa một phiên bản chỉ gồm lo lắng, trầm cảm và ảo giác. Con trai của Albert Einstein bị tâm thần phân liệt và con gái của James Joyce cũng mắc bệnh này.
Nhà khoa học thần kinh Andreas Fink và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Graz ở Áo đã đưa ra một nghiên cứu so sánh bộ não của những người sáng tạo và những người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt. Và một mô hình thú vị xuất hiện. Tất cả chúng ta đều có một khu vực não phụ trách sự tập trung, chú ý. Thông thường, với những người bình thường khu vực này sẽ ngừng hoạt động khi phải nghiên cứu, sáng tạo hay làm nhiệm vụ phức tạp để giúp con người tập trung. Trong khi đó ở những người có trình độ học vấn cao nhất, thông minh nhất thì khu vực này sẽ vẫn tiếp tục hoạt động trong quá trình tạo ra ý tưởng. Nói một cách đơn giản hơn, thiên tài và những người có chỉ số IQ cao sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin và ít khi bỏ qua các chi tiết không liên quan. Não của họ gần như không lọc thông tin và nó dẫn đến bị quá tải.
Scott Barry Kaufman, nhà tâm lý học người Mỹ đã tổng kết lại kết quả như sau. "Có vẻ như các thiên tài có chìa khóa để phát triển sáng tạo đồng thời cũng mở ra cánh cửa cho phép càng nhiều thông tin tràn vào càng tốt, và họ bị “lũ lụt””.
Rõ ràng một số thiên tài đã phải chịu đựng sức ép căng thẳng vì những sáng tạo đỉnh cao của họ, và rõ ràng một số thiên tài phải sống trong đau khổ, ám ảnh, trầm cảm và giả thiết “sự sáng tạo ẩn náu trong não những kẻ điên rồ” không phải không có lý do. Nhưng sẽ không chính xác khi nói rằng tất cả các thiên tài đều có nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
Lịch sử ghi lại rất nhiều thiên tài do quá thông minh, có quá nhiều lý tưởng… những tư duy vượt quá sự hiểu biết của...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.