Trong thập kỷ qua, việc sử dụng Internet đã trở nên thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người châu Âu, với mức tiêu thụ lưu lượng dữ liệu tăng ở mức hai con số hàng năm. Sự phát triển này đã được hỗ trợ bởi sự chuyển đổi lớn của mạng viễn thông cố định và di động, từ các giải pháp dựa trên mạng 3G phổ biến vào đầu những năm 2010, sang các Mạng dung lượng rất cao tiên tiến hơn nhiều, bao gồm FTTH và 5G.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi mạng này không xảy ra nếu không có nỗ lực và chi phí đáng kể: theo một báo cáo mới, các nhà khai thác mạng viễn thông đã đầu tư hơn 500 tỷ euro trong 10 năm qua để phát triển mạng viễn thông cố định và di động của họ ở châu Âu. Nhưng rốt cuộc họ có đang được đối đáp một cách công bằng?.
Thảo luận về những lời phàn nàn của các công ty viễn thông châu Âu khi cho rằng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối mới đang làm giảm lợi nhuận của họ, trong khi các công ty internet ở Thung lũng Silicon đang kiếm tiền từ việc cung cấp các dịch vụ bán hàng tận dụng từ họ, Giám đốc kỹ thuật số EU Margrethe Vestager gợi ý khối này rằng, các công ty viễn thông đang có một điểm mấu chốt. Cô nói trong một cuộc họp báo theo trang Reuters dẫn tin.
Các công ty công nghệ lớn như Google, Meta và Netflix có thể phải chịu một phần chi phí cho mạng viễn thông của châu Âu, Giám đốc kỹ thuật số của châu Âu Margrethe Vestager cho biết hôm 2/5, sau khi các nhà khai thác viễn thông EU khiếu nại. Vestager nói trong một cuộc họp báo: "Tôi nghĩ rằng có một vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét với nhiều trọng tâm, đó là vấn đề đóng góp công bằng cho các mạng viễn thông".
"Bởi vì chúng tôi thấy rằng có những công ty công nghệ lớn có lưu lượng truy cập khủng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ, nhưng các công ty này đã không thực sự đóng góp để kích hoạt, vận hành lưu lượng đó. Họ đã không đóng góp vào việc kích hoạt các khoản đầu tư vào việc triển khai kết nối cho các nhà mạng viễn thông", cô nói.
Trong thực tế, các công ty truyền thông xã hội, dịch vụ phát trực tuyến và những gã khổng lồ mua sắm trực tuyến dựa vào Internet và các mạng viễn thông di động hoặc cố định để tiếp cận khách hàng của họ. Bởi vì chúng cần chạy trên các cơ sở hạ tầng hiện có, chúng thường được gọi là OTT (over-the-top).
"Và chúng tôi đang trong quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về cách có thể kích hoạt cơ chế tính phí này". Vốn dĩ theo một nghiên cứu được công bố bởi nhóm vận động hành lang viễn thông ETNO vào hôm 2/5, Meta, Alphabet, Apple, Amazon, Microsoft và Netflix chiếm hơn 56% tổng lưu lượng dữ liệu toàn cầu năm 2021. ETNO khẳng định các nhà khai thác mạng đã đầu tư hơn 500 tỷ euro trong 10 năm qua vào việc phát triển mạng viễn thông cố định và di động của họ ở châu Âu. Nhưng liệu mọi người có đang đóng góp công bằng cho họ không?" Nhóm vận động hành lang hiệp hội thương mại viễn thông châu Âu ETNO cho biết trong một tuyên bố hôm 2/5.
Theo nghiên cứu mới của ETNO, khoản đóng góp hàng năm của các gã khổng lồ công nghệ là 20 tỷ euro (21 tỷ đô la) cho chi phí mạng viễn thông có thể tạo ra một cú hích 72 tỷ euro cho nền kinh tế EU. Trong số các thành viên của ETNO có nhà mạng viễn thông Deutsche Telekom và Orange.
Các công ty viễn thông cho rằng do các dịch vụ được cung cấp bởi các OTT này tạo ra ngày càng nhiều lưu lượng và dữ liệu, đòi hỏi phải đầu tư để nâng cấp mạng, các chi phí này nên được chia sẻ một cách công bằng hơn. ETNO khẳng định thị trường lưu lượng truy cập internet về cơ bản là không cân bằng, do đó góp phần làm cho các nhà khai thác châu Âu yếu hơn về tài chính và làm suy giảm khả năng đầu tư vào mạng 5G và cáp quang của họ.
Lise Fuhr, Tổng giám đốc ETNO cho biết: "EU đã quyết tâm trong việc giải quyết tình trạng mất cân bằng quyền lực trong không gian trực tuyến và công nghệ. Với báo cáo hôm nay, chúng tôi muốn khởi động một cuộc đối thoại cởi mở với các nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng và các công ty công nghệ về cách giải quyết sự mất cân bằng cụ thể trong thị trường lưu lượng truy cập internet. Đây không phải là vấn đề kỹ thuật: đó là về khả năng của chúng tôi trong việc đưa châu Âu đi đầu trong cuộc đua 5G và FTTH toàn cầu".
"Ví dụ như các công ty như AWS và Google Cloud, Microsoft Azure đã kiếm được số tiền phi thường từ các dịch vụ đám mây và tất nhiên không điều gì trong số đó có thể thực hiện được, nếu không có viễn thông và cáp quang luôn bật sáng. Châu Âu cần biến những tham vọng kỹ thuật số của mình thành những hành động cụ thể', mở đầu bức thư ngỏ do ETNO, hiệp hội thương mại viễn thông châu Âu dẫn lời. Hiện tại, Google, Meta và Netflix chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.