HAGL và chuyện những lứa cầu thủ Việt không lớn nổi

Theo Yến Phương (SGGP) Thứ hai, ngày 10/08/2015 12:22 PM (GMT+7)
Lứa cầu thủ U19 đến từ Học viện HAGL - Arsenal JMG trở nên đặc biệt vì ngoài tài năng, họ còn được hưởng lợi từ công nghệ truyền thông của thời hiện đại. Nhưng trên thực tế, bóng đá Việt Nam không thiếu các thế hệ xuất sắc như vậy.
Bình luận 0

Gần nhất và cũng đau lòng nhất chính là thế hệ U16 Việt Nam tại giải vô địch châu Á năm 2000. Đấy cũng là thành tích cao nhất của bóng đá Việt Nam trên đấu trường châu lục. 3 năm sau cái ngày bước ra ánh sáng ấy, gần 10 cầu thủ của SLNA vốn là trụ cột của U16 Việt Nam được đưa thẳng lên V.League khi mới 18-20 tuổi. Thời điểm đó, họ cũng được quan tâm không kém gì HAGL hiện nay với các cái tên như Văn Quyến, Như Thuật, Lâm Tấn, Minh Đức, Mạnh Huy, Văn Vinh…

img

Như Thuật và Văn Quyến, hai tài năng không thể phát triển như kỳ vọng.

Ngay mùa bóng đầu tiên chơi V.League, lứa cầu thủ này đã giành được hạng 5 tại V.League 2003 và đóng góp nhiều cầu thủ cho đội U23 Việt Nam. Cho đến nay, chưa từng có thế hệ nào đạt được những thành công ngay từ khi tuổi còn nhỏ như vậy.

Nhưng cho đến nay, cũng chỉ còn lại mỗi trung vệ Minh Đức là còn chơi bóng đá đỉnh cao, gần 20 cầu thủ khác của thế hệ U16 nhanh chóng giải nghệ. Điều đáng nói là lứa cầu thủ này không bị mai một bởi những yếu tố ngoài sân cỏ mà chủ yếu “lớn không nổi” với quá nhiều kỳ vọng của người hâm mộ. Chơi V.League được 3 mùa, họ nhanh chóng “biến mất” vì không thể hiện được năng lực như trước.

Bóng đá TPHCM từng rạng danh với những lứa cầu thủ các khóa đầu tiên của Trường Năng khiếu nghiệp vụ. Liên tục từ khóa 1 đến khóa 6, chiếc nôi này đã cung cấp cho bóng đá thành phố và cả nước những anh tài như Đặng Trần Chỉnh, Lư Đình Tuấn, Đỗ Khải, Nguyên Chương… Mỗi khóa như vậy cũng gần 20 cầu thủ nhưng được phân chia cho các đội Cảng Sài Gòn, Công an TPHCM, Hải Quan, Sở Công nghiệp nên số lượng cầu thủ trở thành ngôi sao cũng không nhiều. Tuy nhiên, với cách “ra trường” như vậy, đa số tài năng đều trưởng thành và có sự nghiệp thi đấu lâu dài.

Danh thủ Lê Huỳnh Đức thừa nhận dù ở tuổi 21 anh đã cùng Công an TPHCM đoạt chức á quân mùa giải 1993 - 1994 nhưng vẫn bị xem là “đàn em” trong đội bóng, phải đến 2 - 3 năm mới trở thành trụ cột giúp đội vô địch quốc gia và năm kế tiếp mới đoạt danh hiệu Vua phá lưới mùa giải 1996. Khi Lê Huỳnh Đức tỏa sáng thì đồng đội của anh là Trần Minh Chiến, người từng vô địch quốc gia và trở thành Vua phá lưới khi mới 21 tuổi, đã phải giải nghệ vì chấn thương sau các áp lực vô cùng lớn của một tài năng tỏa sáng quá sớm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem